YOMEDIA
NONE

Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa - Ngữ văn 8 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Với cùng một quyển sách, cùng một nội dung nhưng mỗi người lại có những cách nhìn nhận, cách cảm nhận khác nhau. Vậy tại sao lại có điều này, tại sao cùng một nội dung nhưng lại có nhiều cách nhìn nhận khác nhau? Nội dung bài giảng Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa thuộc sách Kết nối tri thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp sẽ giúp các em cảm nhận được những hiện tượng thú vị và kỳ diệu khi đọc sách. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Trần Đình Sử

a. Cuộc đời:

- Trần Đình Sử sinh ngày 10 tháng 8 năm 1940 tại Huế. Nguyên quán của ông là làng Phú Lễ, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Sau năm 1945, khi Pháp chiếm lại Huế, mặt trận Huế tan rã, gia đình Trần Đình Sử chuyển đến Quảng Trị và định cư tại thôn Lương Hạ, xã Triệu Nguyên, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong Chiến khu Ba Lòng.

- Từ năm 1959 đến năm 1961, ông theo học tại Phân khoa Trung văn, Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đỗ thủ khoa và sau đó được bổ nhiệm làm cán bộ giảng dạy từ tháng 10 năm 1961.

- Từ năm 1962 đến 1966, ông được cử đi học văn học tại Đại học Tổng hợp Nam Khai, Khoa Văn học, theo chế độ tiến tu.

- Năm 1981, Trần Đình Sử trở về và làm việc tại Khoa Ngữ Văn, giảng dạy Bộ môn Lí luận văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nhà văn Trần Đình Sử

Nhà văn Trần Đình Sử

 

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Trong những năm 80, khi Trần Đình Sử giới thiệu thi pháp học vào Việt Nam, ông đã đáp ứng nhu cầu cần đổi mới phương pháp tiếp cận văn học sau một thời gian dài bị giới hạn trong phạm vi xã hội học và thậm chí là sự hạn chế về quan tâm đến nghệ thuật.

- Thi pháp học của ông đã mang đến một loạt các khái niệm mới và thuật ngữ mới, tạo ra những cơ hội mới trong việc trải nghiệm văn học và kích thích sự tò mò và khám phá của nhiều thế hệ học sinh, giúp họ khám phá và hiểu sâu hơn về văn học.

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

Văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa thuộc thể loại nghị luận văn học.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Đọc – cuộc chơi tìm ý nghĩa được trích trong Đọc văn học văn, NXB Giáo dục, 2001.

c. Bố cục:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề.

+ Văn học có một đặc điểm quan trọng là mang ý nghĩa, nhưng ý nghĩa đó thường ẩn dụ. Đọc văn học là việc tìm kiếm ý nghĩa tiềm ẩn đó.

- Thân bài:

+ Đọc văn học là hành trình tìm kiếm ý nghĩa nhân sinh qua các tác phẩm thẩm mỹ của văn học bằng chính trái tim và tâm hồn của người đọc.

+ Ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong các văn bản mà còn trong mối liên hệ đa chiều giữa văn bản và cuộc sống.

+ Đọc văn học (phân tích, bình giảng, bình luận) cần phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng.

- Kết bài:

+ Tác phẩm văn học và việc đọc văn học thực sự là một hiện tượng kỳ diệu.

+ Đọc văn học là nền tảng của việc học văn.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Luận đề, luận điểm

- Luận đề: Bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn.

- Luận điểm:

+ Luận điểm 1: Ý nghĩa của văn học là tiềm ẩn và khó nắm bắt.

+ Luận điểm 2: Mục đích của việc đọc văn là đi tìm ý nghĩa của cuộc đời qua văn bản văn học.

+ Luận điểm 3: Cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc.

+ Luận điểm 4: Người đọc được quyền tự do nhưng không được tuỳ tiện trong cách tiếp nhận.

+ Luận điểm 5: Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì.

+ Luận điểm 6: Giá trị của việc đọc văn.

=> Nhận xét: Các luận điểm trên đều làm rõ những khía cạnh khác nhau của luận đề bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn

1.2.2. Ý nghĩa của văn học và mục đích của việc đọc văn

- Tác giả cho rằng “Văn học có một đặc điểm quan trọng là có ý nghĩa, nhưng đó là ý nghĩa tiềm ẩn”. Vì văn bản thường ẩn chứa hàm nghĩa, tức là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản. Khi đọc một tác phẩm, phải nhìn nhận nó theo nhiều chiều hướng khác nhau thì dần dần người đọc nhận ra tầng hàm nghĩa của văn bản. Điều này phụ thuộc vào vốn sống, nhận thức, quan niệm, tư tưởng tình cảm... của người tiếp nhận.

- Tác giả quan niệm đọc văn là “cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc”.

- Sở dĩ có sự liên tưởng giữa việc đọc văn với “trò chơi”, “ú tim” bởi đọc văn cũng giống như một cuộc chơi. Trò chơi cần có luật chơi và đem đến cho người tham gia niềm vui thích, sự hứng khởi. Đọc văn cũng như vậy, đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó và trong quá trình đọc văn, người đọc cũng tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của việc đọc. Không chỉ vậy, tác giả liên tưởng đến trò chơi ú tim còn hàm ý đây là cuộc chơi có nhiều bất ngờ.

1.2.3. Hành trình đi tìm ý nghĩa trong văn bản và cách người đọc tiếp nhận văn bản

- Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định: “Ý nghĩa văn bản không chỉ nằm trong văn bản mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản của cuộc đời.” đã giúp em hiểu rõ về vấn đề này. 

- Luận điểm: “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” đã được tác giả làm sáng tỏ bằng việc đưa ra nhiều tầng nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ, không dễ tóm lược được bằng một câu nhận định hay một công thức nào đó. Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong vì vậy nên cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết vẫn luôn là một ẩn số và luôn được đào sâu tìm kiếm các tầng nghĩa khác nhau. Cụ thể chúng ta có thể hiểu nguyên nhân của “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” là do:

+ Ý nghĩa của văn bản không chỉ nằm trong văn bản, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời

+ Ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tuỳ vào cách thiết lập mối liên hệ giữa các loại văn bản với nhau

- Ngoài ra, quan niệm này còn phủ định quan niệm cũ cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học chỉ là cố định, đơn nhất; khẳng định đặc trưng của văn học là có tính đa nghĩa, mơ hồ và theo lý thuyết tiếp nhận và quan niệm mới về tác phẩm văn học, mỗi người đọc có cách tiếp nhận khác nhau về tác phẩm và có cơ hội bình đẳng như nhau trong trò chơi tìm ý nghĩa

1.2.4. Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì và giá trị của việc đọc văn

- Làm sống dậy và cụ thể hoá thế giới hình tượng tồn tại tiềm tàng trong tác phẩm, chuyển hoá nó thành “câu chuyện” của chính bản thân người đọc, buộc người đọc phải “toàn tâm toàn ý” suy nghĩ về nó, cũng có nghĩa là bận lòng, bận trí về “những điều chưa bao giờ nghĩ tới” trước khi đọc văn học.

- Xoá bỏ ranh giới giữa độc giả và nhà văn; độc giả thì “suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn”, còn nhà văn thì phát biểu quan niệm, cảm nhận của mình nhờ những hoạt động tích cực của tâm hồn, trí tuệ độc giả.

- Đọc văn học cho phép độc giả có những cách cụ thể hoá khác nhau, diễn giải khác nhau về hình tượng trong tác phẩm. Tất cả những điều này làm cho thế giới hình tượng trở nên có tính chất mở, phát triển phong phú thêm lên qua từng trường hợp đọc.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn học mang ý nghĩa tiềm ẩn, và người ta đã phát triển nhiều lý thuyết và phương pháp để hiểu ý nghĩa đó. Ngoài văn bản, ý nghĩa của văn học còn tồn tại trong mối liên hệ đa chiều, từ nhiều góc độ và mặt khác nhau. Nó cũng có thể tương tác với cuộc sống và xã hội. Tác phẩm văn học và việc đọc văn thực sự là những hiện tượng thú vị và kỳ diệu. Đọc văn là nền tảng của học văn.

1.3.2. Về nghệ thuật

Các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần. 

Bài tập minh họa

Vì sao có thể nói “không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”? Em hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời câu hỏi đó.

 

Lời giải chi tiết:

Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong. Bởi lẽ, ẩn sau mỗi tác phẩm văn học là những bài học đa tầng có mối liên hệ đa dạng với nhiều mặt khác nhau của đời sống. Nó có thể được thể hiện một cách trực tiếp nhưng cũng có thể được thể hiện một cách gián tiếp qua những câu chuyện, lời nói, những câu văn, câu thơ hay từng dấu câu được tác giả sử dụng. Đọc một lần, chúng ta có thể nắm khái quát được nội dung của của tác phẩm nhưng không một ai dám khẳng định mình hiểu sâu, hiểu kỹ từng chi tiết, dụng ý của tác giả ẩn sau những câu văn, câu thơ... Vì vậy mà khi đọc một tác phẩm bất kì nào đó, chúng ta phải đọc nhiều lần, ngẫm nghĩ thật nhiều để cảm nhận được hết cái hay, cái thú vị ẩn sau mỗi tác phẩm. Từ đó, dần hình thành và bồi đắp nhân sinh quan, thế giới quan, hiểu hơn về chính mình và thế giới xung quanh.

Lời kết

Học xong bài Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa, các em cần:

- Nhận biết được luận đề, luận điểm và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.

- Phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.

Soạn bài Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa mang ý nghĩa tiềm ẩn, và người ta đã phát triển nhiều lý thuyết và phương pháp để hiểu ý nghĩa đó. Ngoài văn bản, ý nghĩa của văn học còn tồn tại trong mối liên hệ đa chiều, từ nhiều góc độ và mặt khác nhau. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa
  • Soạn bài tóm tắt Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

Hỏi đáp bài Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

Tác phẩm văn học và việc đọc văn thực sự là những hiện tượng thú vị và kỳ diệu. Đọc văn là nền tảng của học văn. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON