YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 69 - Ngữ văn 8 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Một câu gồm một thành phần chính và phụ. Nó có những thành phần biệt lập không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu, nhưng có tác dụng giúp người đọc, người nghe hiểu câu chuyện. Vì vậy, nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 69 thuộc sách Kết nối tri thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em nhận biết được đặc điểm của các thành phần biệt lập trong câu. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm thành phần biệt lập

- Thành phần biệt lập là thành phần có trong một câu. Tuy nhiên, nó lại khá đặc biệt vì không đóng vai trò biểu đạt ngữ nghĩa của câu văn đó.

- Trong đời sống hằng ngày, ta rất dễ bắt gặp những từ hoặc cụm từ như: Ôi trời, trời ơi, hỡi, chà, hình như, có vẻ, dường như, v.v..

- Tác dụng: mặc dù không biểu đạt ngữ nghĩa nhưng lại giúp cho câu văn trở nên trọn vẹn hơn.

1.2. Phân loại thành phần biệt lập

1.2.1. Thành phần tình thái

- Khái niệm: Thành phần biệt lập tình thái xuất hiện rất phổ biến trong các cuộc giao tiếp, đối thoại giữa mọi người với nhau. Đây là thành phần giúp người nói hay người viết bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình, hoặc cách nhìn nhận, đánh giá trước một hiện tượng, sự việc, sự vật, vấn đề nào đó trong cuộc sống.

- Ví dụ:

Hình như cậu ấy bị ốm.

=> Tác dụng: Thành phần biệt lập tình thái giúp người nói hay người viết bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình, hoặc cách nhìn nhận, đánh giá trước một hiện tượng, vấn đề,… nào đó trong cuộc sống.

1.2.2. Thành phần gọi đáp

- Khái niệm: Đúng như tên gọi, đây là thành phần biệt lập có chức năng gọi và đáp, giúp duy trì cuộc trò chuyện, đối thoại giữa hai hoặc nhiều người với nhau.

- Ví dụ:

Minh ơi, cậu đang làm gì vậy?

=> Tác dụng: Thành phần biệt lập gọi đáp giúp duy trì cuộc trò chuyện, đối thoại giữa mọi người.

1.2.3. Thành phần phụ chú

- Khái niệm: Thành phần biệt lập phụ chú là thành phần được thêm vào trong câu nhằm mục đích liệt kê, bổ sung thêm thông tin, giải thích nội dung câu văn,… để người nghe hoặc người đọc có thể hiểu rõ nghĩa của câu.

- Ví dụ:

Mẹ em – một người phụ nữ chịu thương chịu khó – luôn hết lòng chăm sóc cho gia đình.

=> Tác dụng: Thành phần biệt lập phụ chú có tác dụng liệt kê, bổ sung thêm thông tin, giải thích nội dung câu văn,…

Bài tập minh họa

Tìm các thành phần biệt lập trong những câu sau và xác định đó là loại thành phần biệt lập nào.

a. Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

b. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

(Vũ Bằng, Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt)

 

Lời giải chi tiết:

a. Và hẳn: thành phần tình thái

b. mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội: thành phần chêm xen

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 69, các em cần nắm:

- Nhận biết được đặc điểm của các thành phần biệt lập trong câu.

- Nêu được chức năng của các thành phần biệt lập trong câu.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 69 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 69 sẽ giúp các em nhận biết được đặc điểm và chức năng của các thành phần biệt lập trong câu. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 69
  • Soạn bài tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 69

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 69 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON