Qua bài học giúp các em hiểu và nhận biết đâu là câu cầu khiến, câu cầu khiến có tác dụng để làm gì? Biết phân biệt câu cầu khiến với các câu khác. Biết sử dụng câu cầu khiến trong tình huống giao tiếp.
Tóm tắt bài
1.1. Đặc điểm, hình thức và chức năng
a. Đọc những đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Ông lão chào con cá và nói:
- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.
Con cá trả lời:
- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
(2) Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:
- Đi thôi con.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?
-
Những câu cầu khiến:
-
(1): “Thôi đừng lo lắng.”, “Cứ về đi.”
-
(2): “Đi thôi con.”
-
-
Các câu trên là những câu cầu khiến vì có chứa các từ mang nghĩa yêu cầu, sai khiến: đừng, đi, thôi.
Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
- Những câu cầu khiến trên dùng để:
- Thôi đừng lo lắng. (khuyên bảo)
- Cứ về đi. (yêu cầu)
- Đi thôi con. (yêu cầu)
b. Đọc những câu sau và trả lời câu hỏi.
(1) – Anh làm gì đấy?
- Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá.
(2) Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:
- Mở cửa!
Cách đọc câu “Mở cửa!” trong (2) có khác gì với cách đọc câu “Mở cửa!” trong (1)?
- Cách đọc câu “Mở cửa!” trong (2), ta cần đọc với giọng nhấn mạnh hơn vì đây là một câu cầu khiến khác với câu “Mở cửa!” trong (1) – câu trần thuật, đọc với giọng đều hơn.
Câu “Mở cửa!” trong (2) dùng để làm gì, khác với câu “Mở cửa!” trong (1) ở chỗ nào?
- Trong (1), câu “Mở cửa!” dùng để trả lời cho câu hỏi trước đó. Trái lại, trong (2), câu “Mở cửa!” dùng để yêu cầu, sai khiến.
1.2. Ghi nhớ
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,...đi, thôi, nào,...hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...
- Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
2. Soạn bài Câu cầu khiến
Để hiểu rõ hơn về câu cầu khiến, các em có thể tham khảo bài soạn Câu cầu khiến.
3. Hỏi đáp Bài Câu cầu khiến Ngữ văn 8
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247