YOMEDIA
NONE

Tự đánh giá cuối Học kì 1 - Ngữ văn 6 Tập 1 Cánh diều


Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo bài học nằm trong sách mới - Cánh diều Tự đánh giá cuối Học kì 1 dưới đây. Với bài học này, sẽ giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức đã học trong Học kì 1. Từ đó, các em sẽ có vốn kiến thức vững vàng để chuẩn bị bước vào Học kì 2 thật tốt. Chúc các em học sinh có một tiết học thật thú vị nhé!

ATNETWORK
 

Tóm tắt bài

1.1. Đọc hiểu

a. Đọc đoạn thơ sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tỉnh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người...

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)

Câu 1. Câu nào sau đây nêu không đúng đặc điểm của đoạn thơ trên?

A. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.

B. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng thứ sáu dòng bát.

C. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng bát trước vần với tiếng cuối dòng lục sau.

D. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng cuối của dòng bát.

Đáp án:

D. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng cuối của dòng bát.

Câu 2. Từ "nhớ" được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?

A. Làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc

B. Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với người dân Việt Bắc

C. Thể hiện sự gắn bó của Bác Hồ với chiến khu Việt Bắc

D. Thể hiện tình cảm lưu luyến của người dân Việt Bắc với Bác Hồ

Đáp án:

D. Thể hiện tình cảm lưu luyến của người dân Việt Bắc với Bác Hồ

Câu 3. Phương án nào nêu đúng các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên?

A. Mình, Bác, Ông Cụ

B. Bác, Ông Cụ, Người

C. Mình, Bác, Người

D. Mình, Ông Cụ, Người

Đáp án:

B. Bác, Ông Cụ, Người

Câu 4. Dòng thơ nào chứa từ láy?

A. Nhớ chân Người bước lên đèo

B. Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!

C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

D. Người đi rừng núi trông theo bóng Người

Đáp án:

C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Câu 5. Phương án nào nêu đúng ý nghĩa mà đoạn thơ trên muốn làm nổi bật?

A. Tình cảm của Bác Hồ đối với người dân Việt Bắc

B. Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ

C. Niềm tự hào của người dân Việt Bắc về Bác Hồ

D. Niềm tin của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ

Đáp án:

B. Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ

Câu 6. Biện pháp nghệ thuật nào thể hiện được nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ?

A. Sử dụng các từ ngữ và hình ảnh đẹp

B. Sử dụng nhiều tính từ và động từ

C. Sử dụng biện pháp điệp từ "nhớ"

D. Sử dụng nhiều vần bằng trong các câu thơ

Đáp án:

C. Sử dụng biện pháp điệp từ "nhớ"

b. Đọc đoạn trích sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi ( từ câu 7 đến câu 9)

27-1-1973: KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI (PARIS) CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở VIỆT NAM

Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ và đen nổi bật: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại.

Hiệp định Pa-ri đã được kí chính thức. […]

Trong những ngày tháng Giêng năm bảy mươi ba đó, tất cả các báo chí, các đài phát thanh và vô tuyến truyền hình ở Pa-ri cũng như ở trên thế giới đều liên tiếp đưa tin về Hội nghị Pa-ri và bản Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Đại lộ Kle-bơ (Kleber) đã trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của dư luận toàn thế giới.

Những ngày lịch sử nối tiếp nhau dồn dập.

Ngày 22-1-1973, các chuyên viên của Việt Nam và Hoa Kỳ so lại lần cuối cùng các văn kiện đã thoả thuận xong giữa hai bên.

Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger). Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên.

Cùng ngày, bốn nghị định thư của Hiệp định cũng đã được kí kết. Như thế là sau 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên bàn thương lượng đã giành được thắng lợi. Tập văn bản Hiệp định và các nghị định thư bằng hai thứ tiếng Việt và Anh đã được thoả thuận xong. Buổi lễ kí kết đã diễn ra trong khung cảnh trang nghiêm tại phòng họp lớn của Trung tâm Hội nghị quốc tế Kle-bơ. Ở bên ngoài, dọc Đại lộ Kle-bơ, hàng ngàn đại biểu Việt kiều và nhân dân Pháp đã nồng nhiệt vỗ tay, vẫy cờ đỏ sao vàng và cờ xanh đỏ có sao vàng ở giữa, hô khẩu hiệu chào mừng các đại biểu Việt Nam chiến thắng.

(Theo https:/www.maxreading.com)

Câu 7. Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin về một sự kiện lịch sử?

A. Nêu lên các diễn biến quan trọng về việc kí kết Hiệp định Pa-ri

B. Nêu lên các lí do dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri

C. Nêu lên các căn cứ khoa học về việc kí kết Hiệp định Pa-ri

D. Nêu lên tác dụng và ý nghĩa của việc kí kết Hiệp định Pa-ri

Đáp án:

A. Nêu lên các diễn biến quan trọng về việc kí kết Hiệp định Pa-ri

Câu 8. So với nhan đề văn bản, thông tin nào sau đây là quan trọng nhất?

A. Hiệp định đã được kí tắt giữa cố vấn Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ

B. Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã đưa tin này

C. Buổi lễ kí kết đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kle-bơ

D. Hiệp định Pa-ri được kí ngày 27-1-1973, chiến tranh đã chấm dứt

Đáp án:

D. Hiệp định Pa-ri được kí ngày 27-1-1973, chiến tranh đã chấm dứt

Câu 9. Phương án nào sau đây nêu đúng đặc điểm văn bản thông tin thể hiện trong đoạn trích trên?

A. Nhiều trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn

B. Nhiều bằng chứng quan trọng được nêu lên

C. Nhiều lí lẽ được phân tích và làm sáng tỏ

D. Nhiều ý kiến, nhận định đánh giá về sự kiện lịch sử

Đáp án:

A. Nhiều trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn

Câu 10. Liệt kê ba thông tin theo em là quan trọng trong đoạn trích trên.

Đáp án:

- Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ và đen nổi bật: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại.

- Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger).

- Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên.  Cùng ngày, bốn nghị định thư của Hiệp định cũng đã được kí kết.

1.2. Viết

- Chọn một trong hai đề sau để viết gợi ý:

  • Đề 1: Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ đã đọc khiến em xúc động nhất.
  • Đề 2: Em có thích đọc truyện cổ tích không? Vì sao? Hãy trình bày ý kiến của mình.

Gợi ý:

- Đề 1:

  • Giới thiệu khái quát về bài thơ.
  • Hình ảnh người mẹ/người bố được khắc họa như thế nào?
  • Cảm xúc khi đọc bài văn, bài thơ đó.

- Đề 2:

  • Ý kiến của bản thân: thích/không thích
  • Nguyên nhân: Lí giải nguyên nhân theo ý kiến chủ quan. Nêu dẫn chứng để chứng minh.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy chọn 1 trong 2 đề ở phần Viết để hoàn thành một bài văn hoàn chỉnh

- Đề 1: Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ đã đọc khiến em xúc động nhất.

- Đề 2: Em có thích đọc truyện cổ tích không? Vì sao? Hãy trình bày ý kiến của mình.

a. Hướng dẫn giải:

- Chọn đề mà em am hiểu nhất.

- Chú ý viết bài văn theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

b. Lời giải chi tiết:

Chọn Đề 1: Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ đã đọc khiến em xúc động nhất

Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa là bài thơ tả cảnh độc đáo. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh vạn vật đất trời bị biến đổi bởi cơn mưa rào bất chợt. Và nổi bật trên cái phông nền nghiêng ngả vì mưa của hài thơ, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.

Hình ảnh con người trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh "Bố em đi cày về" xuất hiện ở phía cuối bài thơ:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa

"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,… Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình (đi cày). Hình ảnh con người trong bài thơ thật kiêu hãnh!

(Sưu tầm)

QUẢNG CÁO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nhớ lại và khắc sâu những kiến thức đã học trong Học kì 1 sách Cánh diều.

+ Rèn luyện và nâng cao kĩ năng đọc hiểu một văn bản cụ thể.

+ Biết cách viết một bài văn hay và sáng tạo nhất.

Hỏi đáp bài Tự đánh giá cuối Học kì 1 Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON