YOMEDIA
NONE

Thực hành Tiếng Việt (Bài 8) - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều


Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 8) thuộc sách Cánh diều dưới đây nhằm giúp các em học sinh bước đầu nhận diện được từ Hán Việt, nắm được đặc điểm của văn bản và đoạn văn. Hy vọng bài học này sẽ hữu ích với các em. Cùng Học247 tham khảo nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Văn bản và đoạn văn

- Văn bản là đơn vị ngôn ngữ trình bày trọn vẹn một vấn đề trong giao tiếp. Thông thường, văn bản là bài nói, bài viết (lá đơn, bức thư, bài thơ, truyện kể, thông báo, bài văn nghị luận,...) có các bộ phận thống nhất về chủ đề (xoay quanh một vấn đề nhất định), liên kết bằng những từ ngữ nhất định và được sắp xếp theo thứ tự hợp lí.

- Văn bản có thể gồm một hoặc một số đoạn văn. Mỗi đoạn văn thể hiện một chủ đề nhỏ; hết đoạn văn, phải xuống dòng. Ở dạng phổ biến (điển hình), đoạn văn gồm một số câu, trong đó thường có một câu nêu chủ đề của đoạn văn (câu chủ đề), một số câu phát triển chủ đề (câu phát triển).

- Ví dụ: Bài Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? (Thùy Dương) gồm nhiều đoạn văn. Trong đoạn văn sau, câu đầu tiên nêu chủ đề bàn luận của đoạn văn; các câu tiếp theo diễn giải chủ đề này: "Khi nuôi thú cưng, trẻ sẽ phát triển ý thức trách nhiệm và chăm sóc cho người khác. Các con vật nuôi luôn luôn cần sự chăm sóc và quan tâm. Chúng phụ thuộc vào người cho ăn, chăm sóc và huấn luyện. Trẻ nuôi thú cưng sẽ thường xuyên học được cách cảm thông và lòng trắc ẩn. Học cách có trách nhiệm với người khác sẽ tạo cơ hội cho những đứa trẻ biết tự chăm sóc bản thân mình tốt hơn".

1.2. Từ Hán Việt

- Từ Hán Việt là những từ mà tiếng Việt mượn từ tiếng Hán (tiếng Trung Quốc) được đọc theo cách đọc Hán Việt. Ví dụ: sơn hà, quốc gia, vĩ đại, nhân ái,...

- Các yếu tố cấu tạo từ Hán Việt thường không có khả năng dùng như một từ đơn để tạo câu như các yếu tố thuần Việt cùng nghĩa. Ví dụ, không thể tách tiếng hà khỏi từ sơn hà để nói "Việt Nam có rất nhiều hà" mà chỉ có thể nói "Việt Nam có rất nhiều sông". Đây là một trong những dấu hiệu phân biệt từ Hán Việt với từ thuần Việt và với những từ gốc Hán đã được mượn từ trước khi hình thành lớp từ Hán Việt và được Việt hóa ở mức độ cao, như: áo, quần, buồm, buồng.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Đọc các đoạn văn sau và tìm câu chủ đề của mỗi đoạn

a. Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về hậu quả. Khi các thú cưng không được chăm sóc tốt, kết quả sẽ thấy rõ ràng trong thực tế. Ví dụ: Nếu cá không được cho ăn, cá sẽ chết, nếu chó không được vận dụng, chó sẽ bị cuồng chân, khi chuồng của một con chuột lang không được cọ rửa thì nó sẽ có mùi khó chịu...

b. Động vật không xa lạ với cuộc sống con người, gần như mỗi chúng ta đều có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên. (...) Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến "hành quân" tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cảnh cam làm cánh diều thả chơi. Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời ấu thơ tươi đẹp.

c. Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê. Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.

Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết phần văn bản và đoạn văn để giải bài tập này.

- Xác định câu chủ đề của từng đoạn văn đã cho.

Lời giải chi tiết:

a. Câu chủ đề là: Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về hậu quả. 

b. Câu chủ đề là: Động vật không xa lạ với cuộc sống con người, gần như mỗi chúng ta đều có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên.

c. Câu chủ đề là: Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.

Bài tập 2: Xếp các từ sau: cao nhân, chiến thắng, thi gia, phát thanh, bí mật, gia tài, đồng đẳng, tân binh, thư sinh và nhóm thích hợp:

- Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

- Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết phần từ Hán Việt để giải bài tập này.

- Xác định đúng từng từ Hán Việt vào hai nhóm đã cho.

Lời giải chi tiết:

- Các từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: thi gia, gia tài, đồng đẳng, tân binh, thư sinh.

- Các từ Hán Việt có yếu tố chính đứng sau: cao nhân, chiến thắng, phát thanh, bí mật.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Bước đầu nhận diện và phân tích được từ Hán Việt.

+ Nắm được đặc điểm của văn bản và đoạn văn.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 8)

Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 8) nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng nhận biết từ Hán Việt và hiểu hơn về văn bản và đoạn văn. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây:

Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 8) Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON