YOMEDIA
NONE

Thứ tự kể trong văn tự sự - Ngữ văn 6


Qua bài giảng thứ tự kể trong văn tự sự giúp các em nắm được trong tự sự có thể kể xuôi hoặc ngược tuỳ theo nhu cầu. Thấy được sự khác biệt giữa kể xuôi và kể ngược. Đồng thời, biết được muốn kể ngược phải có điều kiện. Hy vọng tài liệu này giúp quý thầy cô và các em có những tiết dạy và học sôi động, hiệu quả hơn tại lớp.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự

a. Ví dụ 1

Phân tích

* Các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”

Diễn biến

Các sự việc

Dấu hiệu

Giới thiệu nhân vật

  • Giới thiệu ông lão đánh cá

Ngày xưa, có….

Nguyên nhân

  • Ông lão bắt được cá vàng.

Một hôm, người chồng…

 

  • Ông lão thả cá, nhận lời hứa của cá vàng

Diễn biến

 

  • Ông lão về nhà kể lại cho vợ nghe, mụ vợ bắt ông lão ra biển đòi cá vàng trả ơn

Được ít tuần lễ, mụ lại…

  • Năm lần ông lão ra biển gặp cá.
  • Kết quả của các lần ra biển.

Kết quả

  • Cuối cùng mụ vợ trở về thân phận cũ bên cái máng lợn sứt mẻ

Bây giờ…

→ Các sự việc được kể theo thứ tự thời gian (kể xuôi). Làm cốt truyện mạch lạc, dễ theo dõi.

⇒ Việc gì xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau, cho đến hết

  • Mục đích
    • Tố cáo, phê phán lòng tham vô đáy của mụ vợ
    • Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu
    • Tạo nên sức hấp dẫn và tăng cường kịch tính cho truyện

* Kể ngược các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”

  • (5) Cuối cùng mụ trở lại cuộc sống nghèo khổ bên cái máng lợn sứt mẻ.
  • (3) Ông lão về nhà kể cho vợ nghe, mụ vợ bắt ông lão ra biển đòi cá vàng trả ơn.
  • (2) Ông lão bắt được cá vàng, thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng.
  • (4) Ông lão ra biển 5 lần theo đòi hỏi của mụ vợ và kết quả mỗi lần.
  • (1) Giới thiệu gia cảnh ông lão đánh cá.

→Truyện không rõ ý nghĩa: Phê phán sự tham lam, bội bạc ngày một tăng của mụ vợ.

(Vì các sự việc bị xáo trộn không theo trình tự tự nhiên).

Kết luận

  • Tác dụng: Làm cho người đọc, người nghe dễ theo dõi, dễ nhớ, dễ hiểu, nổi bật ý nghĩa truyện.

b. Ví dụ 2: Bài văn

Phân tích

  • Trình tự kể của truyện
    • (3) Ngỗ mồ côi không có người rèn cặp nên trở thành lêu lổng, hư hỏng bị mọi người xa lánh.
    • (4) Ngỗ đã tìm cách trêu chọc mọi người, làm họ mất lòng tin.
    • (2) Bị chó dại cắn, Ngỗ kêu cứu, không ai đến giúp.
    • (1) Ngỗ bị chó dại cắn phải tiêm thuốc trừ bệnh dại.
    • (5) Sự ái ngại của bà con hàng xóm trước bệnh tình của Ngỗ.
  • Thứ tự thực tế của các sự việc diễn ra trong bài văn :
    • Kết quả
      • (1) Ngỗ bị chó dại cắn phải tiêm thuốc trừ bệnh dại
    • Nguyên nhân
      • (2) Bị chó dại cắn Ngỗ kêu cứu nhưng không ai đến giúp.
      • (3) Ngỗ mồ côi không có người rèn cặp nên trở thành lêu lổng, hư hỏng bị mọi người xa lánh.
      • (4) Ngỗ đã tìm cách trêu chọc mọi người, làm họ mất lòng tin.
    • Kết quả
      • (5) Sự ái ngại của bà con hàng xóm trước bệnh tình của Ngỗ.
  • Hồi tưởng nhớ lại sự việc
    • (1) Ngỗ bị chó dại cắn phải tiêm thuốc trừ bệnh dại
    • (2) Bị chó dại cắn Ngỗ kêu cứu nhưng không ai đến giúp
    • (3) Ngỗ mồ côi không có người rèn cặp nên trở thành lêu lỏng, hư hỏng bị mọi người xa lánh
    • (4) Ngỗ đã tìm cách trêu chọc mọi người, làm họ mất lòng tin
    • (5) Sự ái ngại của bà con hàng xóm trước bệnh tình của Ngỗ

Kết luận

  • Thứ tự kể: Bắt đầu từ hậu quả rồi đến nguyên nhân → Kể ngược.
  • Ngôi kể : Ngôi thứ ba.

→ Tác dụng: Nhấn mạnh kết quả của sự việc (Ngỗ bị chó cắn) là hậu quả của việc nói dối (Vì đã lừa mọi người nên họ không tin lời kêu cứu thật)

⇒ Rút ra bài học: Phải sống chân thành, đừng làm mất lòng tin củ người khác

  • Ưu, nhược điểm của cách kể không theo thứ tự thời gian
    • Ưu điểm: Gây chú ý, tạo hấp dẫn bởi tính chất mới mẻ, bất ngờ; sự việc được trình bày một cách phong phú,khách quan như thật.
    • Nhược điểm: Làm cho người đọc khó theo dõi,có thể bị trùng lặp sự việc.

c.  Ghi nhớ (SGK/98)

Thứ tự kể trong văn tự sự

Kể theo thứ tự tự nhiên

(kể xuôi)

Kể theo thứ tự ngược

Khái niệm

Kể các sự việc liên tiếp nhau, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.

Đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó.

Tác dụng

Dễ theo dõi, dễ nhớ, dễ hiểu.

Gây bất ngờ, gây chú ý, thể hiện tình cảm nhân vật.

  • Lưu ý
    • Kể theo thứ tự tự nhiên có tầm quan trọng không thể xem thường. Ngay trong hồi tưởng, người ta vẫn kể theo tứ tự tự nhiên. Kể theo thứ tự tự nhiên vẫn có tác dụng tạo sự hấp dẫn, tăng cường kịch tính của truyện.  

2. Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự

Để nắm được trong tự sự có thể kể xuôi hoặc ngược tuỳ theo nhu cầu,sự khác biệt giữa kể xuôi và kể ngược, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Thứ tự kể trong văn tự sự.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON