YOMEDIA
NONE

Thánh Gióng - Ngữ văn 6 Tập 1 Cánh diều


Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo bài học Thánh Gióng Ngữ văn 6 SGK Cánh diều đã được đội ngũ Học247 biên soạn nhằm giúp quý thầy cô và các em có thêm nguồn tài liệu để tham khảo. Cùng Học247 tham khảo nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị

a. Tìm hiểu về thể loại truyền thuyết:

- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.

- Khi đọc truyện truyền thuyết:

+ Truyện xảy ra vào đời Hùng Vương thứ sáu. 

+ Kể về một cậu bé mười hai tháng mới ra đời, lên ba chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tin giặc đến lại thay đổi kì lại và đứng lên chống lại kẻ thù. 

+ Nhân vật nổi bật trong tác phẩm là Thánh Gióng.

+ Truyện liên quan đến sự thật lịch sử:

  • Cuộc chiến đấu giữa dân ta và kẻ thù xâm lược phương Bắc.
  • Vũ khí bằng sắt, thép đã được chế tạo bởi người Việt cổ.
  • Toàn dân đoàn kết cùng nhau, sử dụng mọi nguồn lực để chống phá quân giặc, đánh đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ.

+ Chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo:

  • Bà mẹ ướm vào vết chân lạ rất to ở trên đồng mà thụ thai.
  • Mang thai dài tận mười hai tháng; ba tuổi mà cậu bé chẳng biết đi đứng, nói cười.
  • Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp cứu nước, Gióng bỗng dưng cất tiếng nói với mẹ xin đi đánh giặc.
  • Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm bao nhiêu cũng không no, áo rộng bao nhiêu vừa mặc xong đã đứt chỉ.
  • Nghe tin giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
  • Ngựa sắt mà kêu hí lại phun thêm lửa.
  • Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.
  • Khi dẹp giặc xong, Gióng và ngựa sắt từ từ bay lên trời.
  • Lửa ngựa phun thiêu cháy một làng, khiến tre ngả màu vàng óng; vết chân ngựa biến thành ao hồ,...

+ Truyện muốn ca ngợi công cuộc chống giặc ngoại xâm, truyền thống đoàn kết sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các nguồn lực để đánh giặc. 

=> Qua đó, để lại bài học cho em và thế hệ thanh thiếu niên tương lai, bài học về giữ gìn, xây dựng, bảo vệ đất nước trong cuộc sống hiện nay.

b. Tìm hiểu từ khó:

- Núi Trâu: Xưa thuộc đất Vũ Ninh, nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

- Tráng sĩ: Người có lực lượng cường tráng, có chí khí mạnh mẽ.

- Tàn quân: Quân bại trận còn sống sốt.

- Núi Sóc: Nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

c. Tóm tắt truyền thuyết Thánh Gióng:

Truyền thuyết "Thánh Gióng" kể về một cậu bé làng Gióng. Vào đời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng ăn ở hiền lành mà vẫn chưa có được một mụn con. Một lần, bà lão đi ra đồng thì nhìn thấy một vết chân rất to liền ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một câu con trai. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. Ít lâu sau, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: Mẹ mời sứ giả vào đây. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến nơi cũng vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

d. Nội dung chính:

Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta.

e. Bố cục bài học: Có thể chia văn bản thành 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến "nằm đấy" -> Sự ra đời kì lạ của Gióng.

- Phần 2: Tiếp theo đến "cứu nước" -> Sự trưởng thành của Gióng.

- Phần 3: Tiếp theo đến "lên trời" -> Gióng ra trận đánh giặc và bay về trời.

- Phần 4: Còn lại -> Những dấu tích còn lại.

1.2. Đọc hiểu

a. Sự ra đời kì lạ của Gióng:

- Vợ chồng ông lão phúc đức, hiếm muộn.

- Bà mẹ ướm vào vết chân lạ -> Thụ thai.

- Mang thai 12 tháng mới sinh.

- Gióng lên ba: không biết nói, cười, không biết đi.

=> Sự ra đời kì lạ, báo hiệu một con người phi thường.

b. Sự trưởng thành của Gióng:

- Hoàn cảnh: Giặc Ân xâm lược.

- Gióng cất tiếng nói muốn đi đánh giặc cứu nước.

-> Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi -> Sự trưởng thành để đáp ứng nhiệm vụ cao cả.

- Bà con góp gạo nuôi chú bé.

=> Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân. Gióng là người anh hùng của nhân dân, được dân nuôi lớn, mang theo sức mạnh của toàn dân.

c. Gióng ra trận đánh giặc và bay về trời:

* Gióng ra trận đánh giặc:

- Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của cả làng, của nhân dân:

+ Nhân dân rất yêu nước, ai cũng mong Gióng ra trận.

+ Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân.

- Thánh Gióng ra trận đánh giặc: Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc. Bác Hồ nói: “Ai có súng thì dựng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc.”

* Thánh Gióng bay về trời:

- Đây là sự ra đi thật kì lạ mà cũng thật cao quý, chứng tỏ Gióng không màng danh lợi, đồng thời cho chúng ta thấy thái độ của nhân dân ta đối với người anh hùng đánh giặc cứu nước.

- Thể hiện sự yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử.

d. Những dấu tích còn lại:

- Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương

- Bụi tre đằng ngà

- Ao hồ liên tiếp

- Làng Cháy

=> Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân.

1.3. Tổng kết

- Về nội dung: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta.

- Về nghệ thuật:

+ Chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường).

Bài tập minh họa

Bài tập: Trong truyện Thánh Gióng em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Thánh Gióng và chọn chi tiết em thích nhất, chẳng hạn như:

+ Gióng ăn bao nhiêu cũng không đủ.

+ Dân làng góp gạo nuôi Gióng.

+ Gióng bay về trời,...

b. Lời giải chi tiết:

Trong văn bản Thánh Gióng, em thích nhất chi tiết cậu bé 3 tuổi mà không biết nói cũng chẳng biết cười bỗng chốc trở thành một tráng sĩ mình đồng da sắt sau khi nghe tin nhà vua tìm người tài đánh giặc. Đây là hình ảnh tưởng tượng kì ảo, làm cho câu chuyện thêm phần sinh động đồng thời như đưa đọc giả lạc vào thế giới cổ tích đầy hứng thú. không những thế hình ảnh này còn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Một con người nhỏ bé phút chốc trở nên to lớn và vĩ đại tượng trưng cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta. Khi đất nước bình yên họ là những người vui vẻ, chất phác, khi đất nước có giặc xâm lăng, họ vùng lên với tất cả sức mạnh vốn có, không màng đến hiểm nguy. Gióng tựa như một hình tượng tiêu biểu, người anh hùng chống giặc ngoại xâm sống mãi trong lòng nhân dân ta. Gióng chiến đấu bằng cả tấm lòng yêu nước, với sức mạnh phi thường của mình. Gióng không chỉ đại diện cho tinh thần đoàn kết của toàn dân mà còn tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Gióng là một người rất dũng cảm, khỏe mạnh và có nhiều sức mạnh nhiệm màu. Không những vậy Gióng còn là một vị anh hùng không màng danh lợi một lòng vì nước vì dân. Đánh thắng giặc Gióng bay về trời về với cõi bất biến nhưng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân ta. Bản thân em là học sinh, em cần quyết tâm học giỏi, rèn luyện thể lực để xứng đáng với người anh hùng Thánh Gióng.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Biết phân tích một văn bản theo hai nội dung: Chuẩn bị và đọc hiểu của chương trình Ngữ văn 6 SGK Cánh diều.

+ Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại truyền thuyết.

+ Phân tích được những bài học khác thuộc thể loại truyền thuyết.

+ Hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng.

Soạn bài Thánh Gióng

Thánh Gióng là người anh hùng chống ngoại xâm vĩ đại của dân tộc ta, đây là hình tượng người anh hùng có tầm vóc được sánh ngang tầm với vũ trụ. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của truyền thuyết này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Thánh Gióng Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Thánh Gióng

Bài học Thánh Gióng đã thể hiện truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất của dân tộc ta, Thánh Gióng chính là hình tượng người anh hùng của dân tộc đáng để ngợi ca và học hỏi. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON