YOMEDIA
NONE

Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Ngữ văn 6

Hướng dẫn soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự giúp các em thấy được cách lập cũng như là xác định chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự thông qua việc phân tích những ví dụ cụ thể. Bên cạnh đó, bài soạn còn giúp các em giải quyết các dạng bài tập trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết. Chúc các em có quá trình soạn bài thật tốt, để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp hiệu quả. 

 

1. Tóm tắt nội dung bài học 

1.1. Dàn ý bài văn tự sự

  • Gồm 3 phần
    • Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc
    • Thân bài: Diễn biến của sự việc
    • Kết bài: Kết cục sự việc

1.2. Chú ý

  • Có 2 cách mở bài
    • Mở bài: Nói rõ ngay chủ đề.
    • Mở bài: Kể tình huống nảy sinh câu chuyện.

2. Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

2.1. Đọc để trả lời

2.2. Câu hỏi và trả lời

a.  Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?

b. Chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không? Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Gạch dưới những câu văn đó.

c. Tên (nhân đề) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lí do:

  • Tuệ Tĩnh và hai người bệnh.
  • Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh
  • Y đức của Tuệ Tĩnh

d. Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn thực hiện những yêu cầu gì của bài vàn tự sự?

Gợi ý làm bài

a. Đó là y đức chữa bệnh cứu người, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn trong xã hội. Đó là phẩm chất hết lòng vì người bệnh. ai nguy hiểm thì chữa trước, không màng danh lợi.

b. Chủ đề

  • Ca ngợi y đức của Tuệ Tĩnh.
  • Câu văn biểu hiện trực tiếp chủ đề này là: Ông là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.

c. Cả ba tên truyện đều thích hợp, nhưng sắc thái khái nhau. Hai nhan đề sau đã chỉ ra khá sát.

  • "Tấm lòng" nhấn mạnh đến khía cạnh tình cảm của Tuệ Tĩnh
  • "Y đức" là đạo đức nghề y, nói tới lương tâm nghề nghiệp của Tuệ Tĩnh.

→ Nhan đề một nêu lên tình huống phải lựa chọn, qua đó thể hiện phẩm chất cao đẹp của danh y ⇒ Ta lựa chọn đề 1.

d.  Các phần

  • Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
  • Thân bài: kể diễn biến của sự việc
  • Kết bài: kể kết cục của sự việc.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự để củng cố hơn nội dung bài học.            

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Chuyện "Phần thưởng".

 a. Chủ đề của truyện này nhằm

  • Biểu dương sự thông minh, tinh thần dũng cảm của người nông dân dám tố cáo và muốn nhà vua trừng phạt đám quan lại nhũng nhiễu nhân dân.
  • Chế giễu lũ quan lại sách nhiều tham nhũng và dốt nát.
    • Sự việc tập trung thể hiện chủ đề là người nông dân xin vua thưởng roi.
    • Câu văn thể hiện việc này là : Xin bể hạ thưởng cho han thần năm mươi roi…

b.

  • Mở bài: "Một người nông dânnhà vua"
  • Thân bài: Tiếp theo: "Ông ta tìm đến...nhăm roi"
  • Kết bài: Đoạn còn lại

 c.

  • Hai truyện đều có 3 phần bố cục.
  • Khác nhau về chủ đề.
    • Ca ngợi y đức, lòng thương người của Tuệ Tĩnh.
    • Biểu dương người nông dân.
    • Chế giễu lũ quan lại.

d. Nói tới thưởng người ta không thể nghĩ là dùng hình phạt để ban ơn. Đó là điểm thú vị. Tên quan không ngờ người nông dân lại xin "sự ban ơn" oái ăm như vậy để trừng trị hắn.

Câu 2.

  • Hai truyện có cách
    • Mở bài
      • Đã giới thiệu rõ câu chuện sắp xảy ra.
        • Muốn kén chọn cho con một người chồng…
        • Đức Long Quân quyết định cho mượn thanh gươm thần.
    • Kết bài
      • Đã kết thúc câu chuyện.
        • Thần Nước không thắng nổi Thần Núi đành rút quân về.
        • Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên Hồ Gươm.

4. Hỏi đáp về bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON