YOMEDIA
NONE

Lượm - Tố Hữu - Ngữ văn 6


Qua bài học giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và sự hi sinh cao cả của nhân vật Lượm.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành(1920-2002)
  • Quê quán: Thừa Thiên- Huế.
  • Là nhà cách mạng, là người mở đầu cho thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.

b. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh
    • Viết năm 1949- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, in trong tập Việt Bắc.
  • Thể thơ:Thể thơ 4 chữ.
  • Phương thức biểu đạt: kết hợp miêu tả, tự sự và biểu cảm.
  • Nhân vật chính: Lượm.
  • Tóm tắt
    • Bài thơ viết về Lượm - một chú bé liên lạc hồn nhiên, hi sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ.
  • Gồm 3 phần
    • Phần 1: (5 khổ thơ đầu): Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với tác giả.
    • Phần 2: (7 khổ tiếp): Lượm làm nhiệm vụ và hi sinh.
    • Phần 3: (2 khổ cuối): Hình ảnh Lượm còn sống mãi.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Hình ảnh của Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với tác giả

  • Hoàn cảnh: Ngày Huế đổ máu ở Hàng Bè.
  • Dáng điệu - cử chỉ:
    • Từ ngữ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh → là những từ láy gợi hình ảnh một chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. 
    • Hình ảnh: cười híp mí, má đỏ bồ quân, như con chim chích.
  • Trang phục:
    • Ca lô đội lệch
    • Cái xắc xinh xinh
    • → Thể hiện tính chất công việc làm liên lạc của chú bé Lượm. Vì Lượm còn nhỏ tuổi nên cái xắc đeo bên mình chỉ “xinh xinh” với chiếc mũ ca lô đội lệch rất hiên ngang, hiếu động.
  • Lời nói: 

    Cháu đi liên lạc

    Vui lắm chú à

    Ở đồn Mang Cá

    Thích hơn ở nhà.

→ Lời trò chuyện cho ta hiểu chú bé rất yêu thích công việc kháng chiến, tự nguyện tham gia kháng chiến (niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách Mạng Tháng Tám).

→ hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, chân thật.

→ Thông qua việc khắc họa chân dung Lượm trong 5 khổ thơ đầu  thể hiện rõ tình cảm của tác giả: yêu mến, trân trọng chú bé.

  • Từ láy, phép so sánh gợi lên hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên.

b. Lượm trong lần gặp gỡ cuối cùng với tác giả

  • Hoàn cảnh: khó khăn, nguy hiểm "vụt qua mặt trận - đạn bay vèo vèo".
  • Hình ảnh Lượm: dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái trong nhiệm vụ "Vụt qua mặt trận... Sợ chi hiểm nghèo".
  • Tư thế khi hi sinh: "Cháu nằm trên lúa... Hồn bay giữa đồng".
  • → Dù hồn đã lìa khỏi xác nhưng vẫn hòa quyện với đồng lúa quê hương.
  • → Hình ảnh miêu tả vừa thực vừa lãng mạn.

c. Hình ảnh Lượm sống mãi

  • "Lượm ơi còn không?": bộc lộ sự đau xót, ngỡ ngàng (như không muốn tin rằng Lượm không còn nữa).
  • Câu hỏi tu từ, phép lặp: khẳng định Lượm hi sinh nhưng vẫn còn sống mãi trong tâm trí mọi người.
  • Tổng kết

    • Nghệ thuật

      • Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
    • Nội dung

      • Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

Bài tập minh họa

Ví dụ:

Đề bài: Nêu cảm nghĩ về nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu.

Gợi ý làm bài:

1. Mở bài

  • Một trong những bài thơ hay viết về đề tài thiếu nhi làm liên lạc chính là bài Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Tác giả sáng tác bài thơ này vào năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • Bài thơ đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt, hình ảnh nhân vật Lượm đã làm rung cảm tâm hồn em bởi sự hồn nhiên, ngây thơ và sự hi sinh anh dũng của Lượm trong một lần chuyển thư “thượng khẩn”.

2. Thân bài

a) Em yêu thích Lượm trước hết vì Lượm là cậu bé hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh.

  • Lượm có dáng người bé nhỏ “loắt choắt”, chiếc mũ ca lô luôn đội lệch trên đầu. Bé nhỏ nhưng Lượm thật nhanh nhẹn và hoạt bát. Cụm từ “cái chân thoăn thoắt” đã phần nào nói lên điều đó.
  • Lượm hiện lên trước mắt em thật ngộ nghĩnh và đáng yêu:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

 

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

  • Một loạt từ láy "loắt choắt”, “xinh xinh” ''thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” cộng với điệp từ “cái” có giá trị gợi tả hết sức đặc sắc. Nó có tác dụng tạo nên bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu của người liên lạc nhỏ.
  • Sự hồn nhiên, ngây thơ của Lượm còn được thế hiện qua niềm vui khi bản thân được làm liên lạc. Lời đối thoại của Lượm với tác giả đã giúp ta khẳng định được Lượm rất vui sướng khi được trở thành người chiến sĩ nhỏ:

Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà

 

Cháu cười híp mí

Má đỏ bồ quân

Thôi chào đồng chí

Cháu đi xa dần.

  • Bằng những từ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích”, “cười”, "má đỏ”..., một lần nữa, tác giả khẳng định việc được tham gia chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ đất nước là niềm vui của thế hệ trẻ Việt Nam.

b) Em yêu thích Lượm vì Lượm là người có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ được giao

  • Lượm rất dũng cảm trong khi làm nhiệm vụ:

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề Thượng khẩn

Sợ chi hiểm nghèo

→ Giữa làn đạn giặc bay vèo vèo Lượm dũng cảm vượt qua mặt trận.

  • Để thư “Thượng khẩn” nhanh tới tay người nhận, Lượm đâu quản hiểm nguy. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Đẹp biết bao hình ảnh chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên cánh đồng lúa đang làm đòng:

Đường quê vắng vẻ

Lúa trỗ đòng đòng

Ca lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng.

  • Nhưng rồi, Lượm đã ngã xuống trên cánh đồng quê khi đang làm nhiệm vụ đưa thư “Thượng khẩn”:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng mẫu tươi

  • Lời thơ như nghẹn ngào vì đau đớn trước sự hi sinh của Lượm. Lượm ngã xuống nhưng hồn Lượm vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mủi sữa

Hồn bay giữa đồng.

  • → Đây là khổ thơ hay nhất nói về sự hi sinh của những người chiến sĩ. Hương thơm của cánh đồng lúa đang bao bọc, chở che hồn người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng bởi có cái thoáng đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt ngào của mùi sữa khi lúa trỗ đòng... Tất cả dang rộng vòng tay đón Lượm trở về với đất mẹ.

3. Kết bài

  • Với nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Lượm. Lượm là người hồn nhiên, ngây thơ nhưng rất dũng cảm. Lượm đã hi sinh anh đũng trong khi làm liên lạc. Anh chính là tấm gương sáng ngời cho tất cả chúng em noi theo.
  • Tác phẩm đã khép lại nhưng hình ảnh Lượm mãi mãi lưu giữ trong trái tim em. Em yêu quý và cảm phục người thiếu niên anh hùng đã hi sinh vì quê hương đất nước.

3. Soạn bài Lượm 

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Để nắm được những kiến thức cần đạt khi học tác phẩm này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Lượm.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Lượm

Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ. Để cảm nhận được sâu sắc bài thơ, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

ZUNIA9
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF