YOMEDIA
NONE

Kể chuyện tưởng tượng - Ngữ văn 6


Qua bài học giúp các em hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự. Điểm lại một số văn bản có sử dụng tưởng tượng và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số bài văn.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung về yếu tố tưởng tượng

a. Xét ngữ liệu

  • Ngữ liệu 1: Kể tóm tắt truyện "Chân, Tay, Ta, Mắt, Miệng"
    • Yếu tố tưởng tượng
      • Các bộ phận trên cơ thể con người được tưởng tượng thành những nhân vật riêng có tên gọi, có nhà, biết suy nghĩ, hành động như con người.
      • Chân, Tay, Tai, Mắt chống lại lão Miệng.
    • Yếu tố thực tế
      • Các bộ phận trong cơ thể con người có ăn mới sống được

→ Nhằm thể hiện chủ đề: Con người ta trong xã hội phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không thể tồn tại được. Mọi sự vật, hiên tượng đều có quan hệ logic không thể thay đổi.

  • Ngữ liệu 2: Văn bản "Lục súc tranh công"
    • Yếu tố tưởng tượng
      • Sáu con gia súc nói được tiếng người.

      • Sáu con kể công và kể khổ.

    • Yếu tố thực tế
      • Cuộc sống và công việc của mỗi giống vật.

→ Biện pháp nhân hóa, so sánh

⇒ Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người không nên so bì, tị nạnh.

  • Ngữ liệu 3: Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu
    • Yếu tố tưởng tượng
      • Giấc mơ được gặp Lang Liêu.
      • Lang Liêu đi thăm dân nấu bánh chưng.
      • Hội thoại giữa em với Lang Liêu.
    • Yếu tố thực tế
      • Nhân vật người kể xưng em.
      • Việc nấu bánh chưng

→ Giúp hiểu thêm về nhân vật Lang Liêu, về phong tục làm bánh chưng, bánh giày của dân tộc ta.

b. Kết luận

  • Truyện tưởng tượng là chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở, hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.
  • Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề bài: Hãy kể chuyện 10 năm sau về thăm lại mái trường nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.

Gợi ý làm bài

1. Tìm hiểu đề

  • Thể loại: Tự sự (Kể chuyện tưởng tượng).
  • Nội dung kể Những đổi thay của trường ở 10 năm sau.
  • Phạm vi: Trường em.

2. Dàn ý

a. Mở bài

  • Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường (vd: nhân dịp ngày 20/11 em về thăm trường, thăm lại thầy cô cũ.)

b. Thân bài

  • Diễn biến các sự việc
    • Sự đổi thay của ngôi trường như thế nào?
      • Trường 5 tầng, thiết kế hình chữ u.
      • Thang máy, cửa tự động, máy lạnh.
      • Mỗi phòng đều có đèn chiếu, máy vi tính. điện thoại .
      • Thư viện, phòng đọc sách.
      • Sân thể thao, khu vui chơi.
  • Em gặp những ai? Họ có gì thay đổi?
    • Thầy cô già đi, có nhiều Giáo viên trẻ.
    • Bạn bè giờ đã trưởng thành, có nghề nghiệp.
  • Em sẽ nói với họ những gì?
    • Chuyện học hành, công tác, kỉ niệm xưa.

c. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ lúc chia tay mái trường
    • Cảm động
    • Yêu thương
    • Tự hào

3. Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng

Để hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Kể chuyện tưởng tượng.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON