Trong phần Tiếng Việt của chủ đề Bài 4: Thơ, HOC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 44 thuộc sách Cánh diều dưới đây. Với nội dung bài giảng được HOC247 biên soạn và tổng hợp chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em nhận diện, phân tích được tác dụng một số biện pháp tu từ. Chúc các em có nhiều tiết học bổ ích!
Tóm tắt bài
1.1. Biện pháp nhân hoá
1.1.1. Khái niệm
Nhân hoá là biện pháp tu từ để chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,…vốn chỉ được dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, cây cối,…
Ví dụ:
Rễ siêng không ngại đất nghèo,
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu,
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
1.1.2. Tác dụng
- Làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,... trở nên gần gũi với con người.
- Biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
1.2. Biện pháp so sánh
1.2.1. Khái niệm
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
(Mẹ, Trần Quốc Minh)
1.2.2. Tác dụng
- Tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể sinh động.
- Tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
Bài tập minh họa
Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ dưới đây. Những biện pháp tu từ ấy có tác dụng biểu đạt như thế nào trong một bài thơ có yếu tố tượng trưng?
Sông Đáy chảy vào đời tôi
Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả
Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm
Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt
Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc
Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn
[...]
Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi ... chiều nay tôi trở lại Mẹ tôi đã già như cát bên bờ
(Nguyễn Quang Thiều)
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp tu từ so sánh:
"Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi..."
"Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt"
"Mẹ tôi đã già như cát bên bờ"
- Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.
Lời kết
Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 44, các em cần nắm:
- Nhận diện, phân tích được tác dụng một số biện pháp tu từ.
- Có ý thức và bước đầu biết vận dụng quy tắc ngôn ngữ một cách hiệu quả, sáng tạo.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44 - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều
Bài học Thực hành tiếng Việt trang 44 sẽ giúp các em nhận diện, phân tích được tác dụng một số biện pháp tu từ. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:
- Soạn văn đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 44
- Soạn văn tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 44
Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 44 - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247