YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127 - Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 127 thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em phân tích được đặc điểm cơ bản của và tác dụng của ngôn ngữ viết. Đồng thời, để nắm vững nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 127. Mời các em cùng tham khảo

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Khái niệm ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.

1.2. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết

- Về tình huống giao tiếp: Không tiếp xúc trực tiếp.

- Về phương tiện ngôn ngữ: Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

Về phương tiện hỗ trợ: Dấu câu, hình ảnh minh họa,...

Về hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127 - Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Đọc lại phần tri thức tiếng Việt, mục Tri thức Ngữ văn của bài này và Bài 3 để thực hiện bảng so sánh sau

Lời giải chi tiết:

 

Câu 2: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau

Lời giải chi tiết:

a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện qua xung đột chính của bi kịch. Thứ nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đồ là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không được giải quyết rạch ròi, dứt khoát.

- Về từ ngữ: sử dụng những từ ngữ mang tính thuật ngữ khoa học một cách phù hợp, chính xác.

- Về dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ để ngắt câu, làm rõ nghĩa của câu. Dấu ba chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn được sử dụng để biểu thị những nội dung đặc biệt, nổi bật.

- Về câu: Câu viết rõ ràng, trong sáng, hàm súc, thể hiện rõ được nội dung người viết muốn truyền tải tới người đọc

b. Việc Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho Tô Tương Dực theo lời khuyên của Đan Thiềm là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh xung đột bi kịch. Tuy nhiên, đây không phải là xung đột thông thường mà là xung đột vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính nhân loại.

- Về từ ngữ: sử dụng những từ ngữ chuyên ngành ngôn ngữ: ngữ pháp, thể văn, phong cách….

- Về dấu câu: ngắt nghỉ đúng chỗ, câu văn biểu thị đúng nghĩa, không gây hiểu lầm cho người đọc.

- Về câu: câu viết rõ ràng, trong sáng, luận điểm được trình bày mạch lạc, logic.

 

Câu 3: Điều chỉnh các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết.

Lời giải chi tiết:

a. Hôm nay, cô giáo em mặc một bộ áo dài đẹp hết sảy.

Nhận xét: Hôm nay, cô giáo em mặc một bộ áo dài rất đẹp.

 b. Hành động kỳ cục của ông ấy khiến cả nhà cảm thấy rối nùi.

→ Nhận xét: Hành động kỳ cục của ông ấy khiến cả nhà cảm thấy khó hiểu.

c. Đường bay quốc tế đã mở tung, du khách nước ngoài tha hồ đến Việt Nam du lịch.

→ Nhận xét: Đường bay quốc tế đã được mở cửa trở lại, du khách nước ngoài có thể thuận tiện đến Việt Nam du lịch.

d. Bà ấy đói quá nên xơi tất tần tật các món ăn trên bàn.

→ Nhận xét: Bà ấy đói quá nên ăn tất tần tật các món ăn trên bàn.

 

Câu 4: Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ trong đoạn trích sau: 

Vũ Như Tô - Có việc gì mà bà chạy hớt ha hớt hải? Mặt bà cắt không còn hột máu.

Đan Thiềm (thở hổn hển) - Nguy đến nơi rồi... Ông Cả!

Vũ Như Tô - Lạ chưa, nguy làm sao? Đại Cửu Trùng chia năm đã được một phần.

Đan Thiềm - Ông trốn đi, mau lên không thì không kịp.

Vũ Như Tô - Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi nên đi đâu. Làm gì phải trốn?

Đan Thiềm - Ông nghe tôi! Ông trốn đi! Ông nghe tôi! Ông phải trốn đi mới được!

Vũ Như Tô - Làm sao tôi cần phải trấn? Bà nói rõ cho là vì sao? Khi trước tôi nhờ bà mách đường chạy trốn, bà khuyên không nên, bây giờ bà bảo tôi đí trốn, thế nghĩa là gì?

Lời giải chi tiết:

- Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, ngữ điệu gấp gáp, vội vàng (Đan Thiềm), ngạc nhiên, bất ngờ ( Vũ Như Tô).  Đồng thời còn sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ: cử chỉ, hành động “hớt ha hớt hải”, “mặt cắt không còn hột máu”, “thở hổn hển”... → Thể hiện hành động kịch, tâm trạng và thái độ, tính cách của nhân vật trong đoạn kịch.

- Các câu chữ, hệ thống dấu câu sử dụng ngắt nghỉ để thể hiện sự dồn dập, vội vã, đẩy tình huống truyện trở nên cao trào và kịch tính.

Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm: 

  • Soạn văn tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 127

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Từ việc đọc hai văn bản bi kịch trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời câu hỏi: Thanh niên ngày nay nên chọn lí tưởng sống như thế nào?, trong đó lưu ý lựa chọn từ ngữ, câu văn phù hợp với ngôn ngữ viết.

Lời giải chi tiết:

Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Câu nói khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của mỗi con người. Lí tưởng, đó là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới, đó là niềm tin, là điều con người tôn thờ, khao khát.  Lí tưởng giống như ngọn đèn chỉ đường, nó chỉ cho con người con đường họ phải đi để đạt được mục đích, và đó là con đường sáng – con đường thiện. Nó cũng tạo ra động lực, thúc đẩy và động viên con người hành động để đạt được mục đích. Con người sống có lí tưởng luôn biết rõ con đường mình phải đi, không bị cám dỗ, níu kéo bởi những lợi ích tầm thường, hèn kém: “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định”. Trong tình cảnh nước nhà có giặc ngoại xâm, lí tưởng của con người Việt Nam là giết giặc cứu nước – lí tưởng ấy soi rọi con đường mỗi người dân nước Nam đang đi, họ hiểu rõ “Thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng) và “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng chứ không còn con đường nào khác” (Lí Tự Trọng).

Người sống không có lí tưởng luôn bị dao động, không ổn định về lập trường, tư tưởng. Khi mà lập trường, tư tưởng không vững vàng, sáng suốt, kiên định thì cuộc sống luôn chao đảo, bất bênh, và dễ lầm đường lạc lối. Đó là trường hợp của những kẻ bán nước hại dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhiều kẻ đã quy hàng thực dân Pháp, nhưng khi Pháp hai lần bán nước ta cho Nhật thì lại đớn hèn lê gối làm tôi tớ cho Nhật tiếp tục phản bội giống nòi. Người sống có lí tưởng luôn có sức mạnh để vượt qua muôn vàn gian khó, nguy hiểm trên đời. Các chiến sĩ cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc mà không nề hiểm nguy, họ sống thiếu thốn, nghèo khổ, lam lũ, lẩn trốn sự truy đuổi kẻ thù, thậm chí phải chịu lao tù, tra tấn “điện giật, dùi đâm”, “dao cắt”, “bị bỏ đói”… Nhưng tất cả mọi thử thách dù nhọc nhằn gian khổ đến đâu đều không quật ngã được ý chí sắt đá, sự kiên cường bất khuất của những con người được tôi rèn bằng lí tưởng cách mạng. Vậy nếu như con người sống mà không có lí tưởng? Khi ấy, điều đó đồng nghĩa với việc “không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

Lí tưởng cao đẹp là phương hướng nhưng đồng thời đó còn là động lực giúp nhiều bạn trẻ hiện nay vượt qua những khó khăn, cám dỗ của cuộc sống hiện đại để học tốt, sống tốt. Sống không lí tưởng, gặp khó khăn sẽ mau chóng nản chí, bỏ cuộc dù nó chỉ là một cơn buồn ngủ lúc canh khuya học bài. Thế hệ thanh niên chúng ta ngày nay đang cần lắm những con đường sáng, những sức mạnh diệu kỳ để vượt qua khó khăn của thế hệ. Vì vậy, việc tự xây dựng cho mình một lý tưởng cao đẹp là điều ai cũng cần làm và phải làm ngay, làm gấp.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 127 - Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON