YOMEDIA
NONE

Soạn bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu - Ngữ văn 11

Hướng dẫn soạn bài Chạy giặc dưới đây sẽ giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp. Phần soạn bài sẽ gợi ý cho các em trả lời những câu hỏi trong SGK, đồng thời phần nào đề cập đến những kiến thức trọng tâm các em cần nắm để có một nền tảng tốt hơn trước khi bắt đầu bài học Chạy giặc trên lớp. Chúc các em có thêm bài học hay và ý nghĩa.

 

1. Tóm tắt bài học

1.1. Nội dung

  • Thực tế đau thương của một giai đoạn lịch sử dân tộc và tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu trước thời cuộc

1.2. Nghệ thuật

  • Các biên pháp tu từ: từ láy, phép đối
  • Hình ảnh gợi hình, gợi cảm
  • Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc.

2. Soạn bài Chạy giặc chương trình chuẩn

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả.

  • Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả:
    • Lũ trẻ lơ xơ chạy
    • Bầy chim dáo dát bay.
    • Bến Nghé tan bọt nước
    • Đồng Nai nhuốm màu mây.
  • Nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả đã gợi lên một khung cảnh hoảng loạn, chết chóc, đau thương trong buổi đầu có thực Dân Pháp xâm lược.

Câu 2: Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?

  • Trong hoàn cảnh lúc đó, tâm trạng của nhà thơ đau xót trước cảnh nước nhà bị thiêu trụi.

Câu 3: Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu kết?

  • Tác giả thể hiện thái độ xót xa, tâm trạng phẫn uất, thất vọng. Đồng thời đó còn là lời kêu gọi tha thiết, da diết xen lẫn xót xa của tác giả đến mọi người.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả.

  • Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả qua sáu câu thơ đầu bài thơ:

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

  • Thời điểm: tan chợ với âm thanh: súng Tây → sự hoảng loạn, kinh hoàng của con người trước âm thanh ghê rợn, gây tàn sát trong thời điểm không ngờ tới.
  • Đất nước: bàn cơ thế/phút/sa tay tình thế bất ngờ thất thế, mất chủ động à giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào tình trạng nguy ngập.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dát bay.

  • “ Bỏ nhà”, “lơ xơ chạy”, “mất ổ”, “dáo dát bay” → sự tan nát, tán loạn, hãi hùng
  • “Lũ trẻ”, “đàn chim” hai hình ảnh điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân

→ Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh: bỏ nhà, mất ổ  tạo nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân lành.

Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

  • Địa danh nổi tiếng (Bến Nghé: của tiền  tan bọt nước  còn Đồng Nai: tranh ngói nhuốm màu mây) , cảnh bị hủy diệt Trù phú kiệt cùng, tan hoang → Cảnh quê hương trước và sau khi giặc đến đối lập kinh hoàng: sự tận diệt, tận hủy của quân thù.

⇒ Sáu câu thơ với hình ảnh chân thực, tiêu biểu đã vẽ lại toàn cảnh quê hương khi giặc đến. Một cuộc sống an bình ko còn. Thế vào đó là sự kinh hoàng, đau thương, tan hoang

  • Những nét đặc sắc nghệ thuật: từ láy nhấn mạnh sự tan tác, chia lìa, phép hoán dụ để nói lên toàn thể dân tộc và đảo trật tự từ để nhấn mạnh hiện thực tan hoang, đau thương của đấ nước...

Câu 2: Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?

  • Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả: Tác giả đau xót trước“một bàn cờ thế phút sa tay”, và “lũ trẻ lơ xơ chạy”, “bầy chim dáo dác bay”…Ông càng đau xót trước cảnh nhà cửa bị thiêu cháy tàn cháy lụi, của tiền tan thành bọt nước và trong nỗi đau xót của ông, ta nhận ra lòng căm thù quân xâm lược sâu sắc.

Câu 3: Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu kết?

  • Thái độc của tác giả được bộc lộ qua câu hỏi tu từ:

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

  • Tác giả đã tái hiện hiện thực: quê hương ngập tràn bóng giặc nhưng triều đình ko động thái biểu hiện nào.
  • Từ đó bộc lộ tâm trạng phẫn uất, thất vọng đồng thời thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải sự xuất hiện của trang dẹp loạn cứu nước.

⇒ Đó là lời kêu gọi tha thiết, da diết xen lẫn xót xa nói lên tiếng lòng yêu nước của tác giả và khơi gợi lòng yêu nước, căm thù giặc trong mọi người để hành động chống lại kẻ thù.

Học247 mong rằng những hướng dẫn soạn bài Chạy giặc phía trên, các em sẽ tự tin hơn với phần soạn bài, chuẩn bị bài của mình trước khi đến lớp. Hơn nữa, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chạy giặc để nắm rõ hơn hiện thực đất nước thời bấy giờ và tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu đối với dân tộc. 

3. Soạn bài Chạy giặc chương trình Nâng cao

Câu 1: Nêu chủ đề của bài thơ. Nhận xét về tính thống nhất của các chi tiết, hình ảnh trong bài?

  • Chủ đề của bài thơ thể hiệ tấm lòng yêu nước thương dân, tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Các chi tiết, hình ảnh rong bài thơ đều góp phần tái hiện cảnh đau thương của đất nước trong những ngày đầu bị thực dân Pháp đánh chiếm.

Câu 2: Cảnh chạy giặc đã được miêu tả cụ thể và xúc động như thế nào trong hai câu 3 – 4?

  • Xem đáp án ở phần Hướng dẫn soạn bài chương trình chuẩn, mục câu hỏi số 1.

Câu 3: Phân tích những cung bậc, sắc thái khác nhau của nỗi đau mà tác giả biểu lộ trong bài thơ.

  • Những cung bậc, sắc thái khác nhau được biểu lộ:
    • Bốn câu thơ đầu là nỗi lo lắng, chua xót, bàng hoàng khi đất nước rơi vào cảnh nguy khốn.
    • Hai câu thơ tiếp theo: thể hiện nỗi đau, niềm thương của tác giả trước cảnh tan tác của Bến Nghé, Đồng Nai.
    • Hai câu thơ cuối: nỗi trăn trở, sự trách móc của nhà thơ hướng tới những người có trách nhiệm, là vua tôi nhà Nguyễn, những người có tài, có khả năng đánh giặc.

Câu 4: Giọng điệu ở hai câu thơ cuối của bài thơ thể hiện tình cảm gì? (Chú ý nghệ thuật sử dụng từ Trang, từ nỡ của tác giả)

  • Giọng điệu ở hai câu thơ cuối vùa đau xót, vừa trách móc, vừa day dứt.
  • Tác giả sử dụng từ "trang" để chỉ những người có trách nhiệm trong việc đánh giặc giữu nước.
  • Còn từ "nỡ" ở câu kết đã thể hiện sự nghi ngờ, sự trách móc chua xót, niềm mong mỏi dành cho những người có đủ sức, đủ quyền và có trách nhiệm trước vận mệnh của dân tộc.

Câu 5: Nêu suy nghĩ về tìn cảm yêu nước của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu được bộc lộ trong bài tác phẩm.

  • Bài thơ thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết của nhà thơ. Đó là những giây phút đau thương trước cảnh nước mất nhà tan. Ông lên tiếng kêu gọi những người có trách nhiệm đứng lên đánh giặc cứu nước, và thức tỉnh lòng yêu nước thương nòi trong mỗi người dân Việt.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Chạy giặc

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, ông là gương mặt nhà thơ tiêu biểu trong phong trào văn chương yêu nước chống thực dân xâm lược khu vực Nam Bộ, ông để lại rất nhiều những sáng tác hay có tính đấu tranh mạnh mẽ, chống lại thực dân Pháp xâm lược, và bài thơ “Chạy giặc” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông. Để dễ dàng lập được dàn bài và viết bài văn hoàn chỉnh về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài thơ Chạy giặc

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON