Bài giảng Lẽ ghét thương sẽ đưa các em đến với những tình cảm yêu ghét phân minh xuất phát từ tấm lòng thương dân của Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời bài giảng cũng sẽ giúp các em hiểu được những đặc trưng cơ bản bút pháp trữ tình của tác giả. Chúc các em có thêm một bài giảng hay.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Về tác phẩm: Lục Vân Tiên
- Thời điểm sáng tác: Khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ XIX, Nguyễn Đình Chiểu bị mù về dạy học và chữa bệnh cho dân Gia Định
- Thể loại: thuộc truyện thơ Nôm bác học nhưng lại mang nhiều tính chất dân gian
- Nội dung: xoay quanh cuộc xung đột giữa thiện và ác với hai mục đích:
- Đề cao tinh thần nhân nghĩa
- Thể hiện khát vọng, lí tưởng của tác giả và của nhân dân đương thời về một xã hội tốt đẹp. Ở đó, quan hệ giữa người với người đều thấm đượm tình cảm yêu thương, nhân ái.
b. Về đoạn trích: Lẽ ghét thương
- Xuất xứ: Đoạn trích nằm phần đầu của truyện, từ câu 473 đến câu 504
- Nội dung: Kể về cuộc đối thoại giữa ông Quán với bốn chàng nho sinh trong quán rượu trước khi họ vào trường thi.
- Bố cục: 2 đoạn
- Đoạn 1: “Quán rằng …. rối dân”: ghét những tên vua chúa hại dân, hại nước.
- Đoạn 2: “Thương là thương …lại thương”: thương những bậc hiền tài chịu số phận lận đận chí lớn không thành, không được trọng dụng
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Ông Quán bàn về lẽ “ghét”
- Từ “ghét” lập lại đến 12 lần trong toàn bộ đoạn trích, bộc lộ sâu sắc và mãnh liệt tình cảm “ghét” trong tâm hồn nhân vật, cũng là của tác giả. “Ghét” đến mức tận cùng: “Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm”.
- Sử dụng nhiều điển cố rút ra từ sách sử Trung Quốc, nhưng vẫn dễ hiểu vì tác giả đã diễn giải cụ thể.
- Các điều mà ông Quán ghét:
- Đời Kiệt, Tụ thì hoang dâm vô độ
- Đời U, Lệ thì đa đoan, lắm chuyện rắc rối
- Đời ngũ bá, thúc quí thì lộn xộn, chia lìa, đổ nát, chiến tranh liên miên.
- Tất cả các triều đại này đều có điểm chung là chính sự suy tàn, vua chúa đắm say tửu sắc, không chăm lo đến đời sống nhân dân.
- Ông Quán “ghét” tất cả các triều đại trên là vì “dân”:
- Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang
- Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần
- Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn
- Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân
⇒ Qua lời của ông Quán, tác giả đã đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân mà phẩm bình lịch sử. Đó là cơ sở của tình cảm “ghét”. Thể hiện tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
b. Ông Quán bàn về lẽ “thương”
- Từ “thương” được lập lại 12 lần, nhằm nhấn mạnh tình cảm “thương” trong lòng ông Quán.
- Ông “thương” những người:
- Khổng Tử lận đận "Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông"
- Nhan Uyên "dở dang" yểu mệnh
- Gia Cát "đành phui pha" tài năng bởi không thể xoay chuyển nôi thời vận nhà Hán.
- Đổng Trọng Thư chí lớn mà "không nguôi"
- Đào Nguyên Lượng phải "lui về cày"
- Hàn Dũ bị "đày đi xa"
- Chu Đôn Di và Trình Di; Trình Hạo bị "xua đuổi"
- Tất cả họ đều là những bậc hiền nhân quân tử theo kiểu mẫu nho giáo, là người có đức có tài có chí muốn hành đạo giúp đời giúp dân nhưng không đãt được được ý nguyện những con người ấy ít nhiều đều có những nét đồng cảnh với Nguyễn Đình Chiểu, bởi thế tình thương ở đây chính là niềm cảm thông sâu sắc tự tấm lòng nhà thơ.
⇒ Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ cuộc đời, từ sự an bình của nhân dân mà thương, mà tiếc cho những tài năng bị các triều đại vua chúa vùi dập
c. Mối quan hệ khăng khít giữa“thương” và“ghét”
- Càng “thương” thì càng “ghét”. Ông Quán không hề nhập nhằng khi bàn về những điều mình thương và ghét. Những cặp câu mở đầu là ghét sau đó là thương rồi kết đoạn “Nửa phần …lại thương”.
- Ông ghét đến điều mà thương cũng đến độ. “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”: tình cảm “thương”, “ghét” cứ đan xen nối tiếp nhau, hoà cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân. Ghét cũng chỉ là một biểu hiện khác của tình yêu thương ⇒ Đó là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.
-
Tổng kết
-
Nội dung
- Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu ghét phân minh, tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu
-
Nghệ thuật
- Đậm chất tự thuật
- Sử dụng nhiều điển cố, điển tích
- Cách bày tỏ cảm xúc bộc trực, mang đậm chất Nam bộ
- Các thủ pháp nghệ thuật như: điệp từ, đối từ
-
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Đề: Phân tích đoạn trích "Lẽ ghét thương" của Nguyễn Đình Chiểu
Gợi ý làm bài
- Mở bài:
- Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu đoạn trích
- Thân bài:
- Những nét khái quát
- Lẽ ghét thương là đoạn thơ trích từ câu 473 đến câu 504/ 2082 câu thơ của truyện Lục Vân Tiên: Bàn về lẽ ghét và thương của ông Quán.
- Gồm 4 phần
- 6 câu thơ đầu: lời đối thoại giữa ông Quán và Lục Vân Tiên.
- Từ câu 7 đến câu 16: lẽ ghét của ông Quán
- Từ câu 17 đến câu 30: lẽ thương của ông Quán
- Hai câu cuối: Lời kết về lẽ ghét thương
- Những nét khái quát
- Những nội dung chính:
- Hình tượng ông Quán:
- Đọc nhiều, hiểu rộng
- Có thái độ ghét thương rõ ràng, luôn quan tâm đến thời cuộc
- Lẽ ghét của ông Quán
- Lẽ thương của ông Quán
- Lý do thương: Những người có tài có đức, có chí hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt được sở nguyện: Các nhà nho, nhà thơ, nhà văn, các triết gia nổi tiếng…..
- Lẽ thương của ông Quán chính là lẽ thương đời, thương người và cũng là thương cho chính mình của tác giả. Lẽ thương ấy thấm đẫm tinh thần nhân văn
- Ông Quán bàn về lẽ ghét thương
- Tồn tại song song, có mối quan hệ không thể tách rời, hoàn toàn thống nhất bởi thương là ngọn nguồn của mọi tình cảm.
- Lẽ ghét thương của ông Quán đều xuất phát từ lòng thương dân sâu sắc và niềm mong muốn những người có tài, có đức thực hiện được sở nguyện của mình.
- Hình tượng ông Quán:
- Kết bài:
- Nêu cảm nhận, khái quát chung về đoạn trích
3. Soạn bài Lẽ ghét thương
Đặc biệt vấn đề về đạo đức của con người được nhà thơ quan tâm và thể hiện ở nhiều góc độ. Và Lục Vân Tiên là tác phẩm tiêu biểu cho vấn đề này. Đó là điều cốt lõi, là khát vọng xây dựng mối quan hệ bè bạn giữa người với người. Trong hệ thống nhân vật lí tưởng của tác phẩm, ông Quán là một nhân vật hấp dẫn. Đó là một nhà Nho ở ẩn, thực chất cũng chính là bản thân Đồ Chiểu tự bộc bạch tình cảm của mình trước sự đời. Để nắm được những kiến thức cần đạt về bài thơ này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Lẽ ghét thương.
4. Hỏi đáp về bài Lẽ ghét thương
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số bài văn mẫu về Lẽ ghét thương
Yêu thương và căm ghét rạch ròi, không mập mờ mà đan cài nối tiếp được tác giả diễn tả một cách sâu sắc, để rồi Nguyễn Đình Chiểu cho ta thấy một cách sâu sắc hơn về điều thương lẽ ghét. Bởi vậy, lẽ thương hay ghét trong đoạn trích chính là tình thương bao la đối với cuộc đời, với sự nghiệp của nhân dân. Để dễ dàng lập dàn ý và viết bài văn mẫu về bì thơ này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247