YOMEDIA
NONE

Bài 6: Các công cụ chính sách tiền tệ được sử dụng hiện nay ở Việt Nam


Nội dung bài giảng Bài 6: Các công cụ chính sách tiền tệ được sử dụng hiện nay ở Việt Nam sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về giới hạn cho vay bảo lãnh chiết khấu giấy tờ có giá, tái cấp vốn, công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, tỷ giá hối đoái. Mời các bạn cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Giới hạn cho vay bảo lãnh chiết khấu giấy tờ có giá

Theo Điều 8 Thông tư 13/2010/TT-NHNN giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá được ngân hàng nhà nước quy định cụ thể như sau:

  • Dư nợ cho vay của tố chức tín dụng bao gồm dư nợ cho vay theo hợp đồng tín dụng; số dư nợ tổ chức tín dụng ủy thác cho tổ chức tín dụng khác cho vay; số dư các khoản tổ chức tín dụng đã trả thay do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khách hàng.
  • Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
  • Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này.
  • Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không dược vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này.
  • Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 2 Điều này.
  • Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
  • Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
  • Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài, trong đó tổng dư nợ cho vay đốì với một khách hàng không đựợc vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
  • Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
  • Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát và phải tuân thủ các hạn chế sau đây:
    • Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
    • Tổng dư nợ cho vay và sô dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
    • Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng không có bảo đảm cho công ty trực thuộc là công ty cho thuê tài chính với mức tối đa không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng nhưng phải đảm bảo các hạn chế quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
    • Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán.
    • Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
    • Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giả đối với tất cả khách hàng nhầm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quả 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá giới hạn cho vay quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn, thuê tài chính của một khách hàng, thì Thủ tướng Chính phủ có thế quyết định cụ thể mức cho vay, cho thuê tài chính đôi với từng trường hợp cụ thể.

2. Tái cấp vốn

Hiện nay theo quy định tại Điều 1 Quyết định 2210/QĐ-NHNN năm 2011 về lãi suất tái cấp vốn thì:

Lãi suất tái cấp vốn: 15,0%/năm.

Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đôi với các ngân hàng: 16,0%/năm.

3. Công cụ lãi suất

  • Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, ở Việt Nam đã xuất hiện diễn biến bất thường trên thị trường tiền tệ Việt Nam, là lãi suất nội tệ tăng lên quá cao, trong khi lãi suất ngoại tệ giảm xuống quá thấp. Đến tháng 8/2008, trước bối cảnh lạm phát và nhập siêu tăng nhẹ đe dọa đến kinh tế vĩ mô, cùng các giải pháp thắt chặt tiền tệ, NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8.24%/năm lên 8.75%, 12% - 14%, điều chỉnh táng lãi suất tái cấp vốn từ 6.5%/năm, lên 7.5%-13%-15%/năm, lãi suất chiết khấu từ 4.5%/năm lên 6%; 7% - 13%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng được điều chỉnh từ 10.8%/năm lên 15%/năm. NHNN quy định trần lãi suất huy động ở mức 12% từ 16/2/2008. Đến ngày 19/5/2008, NHNN điều hành lãi suất theo Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, theo đó lãi suất huy động và cho vay tối đa sẽ bằng 150% lãi suất cơ bản. Những tháng cuối năm để hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, NHNN đã điều chỉnh giảm các loại lãi suất chỉ đạo. QĐ 16 không phải là bước thắt nút trong xu hướng tự do hóa lãi suất mà đây là một biện pháp tình thế.
  • Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, có sự điều tiết của Nhà nước (có thể gọi đó là nền kinh tế hỗn hợp). Việc Nhà nước tham gia điều tiết thị trường tiền tệ là bình thường. Ngoài ra, là quy định hành chính, khi cần thiết, lãi suất cơ bản được ban hành (hoặc điều chỉnh) tại thời điểm nhất định nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô... Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn và chứa đựng nguy cơ xấu (thâm hụt ngân sách, nguy cơ lạm phát...), sự can thiệp của Nhà nước vào hệ thống tài chính - tiền tệ vẫn thực sự cần thiết và không thể thay thế. Hiện nay, có những ý kiến đòi loại bỏ lãi suất cơ bản trong hoạt động tài chính - tiền tệ phải chăng còn nóng vội, chưa hiểu hết những khó khăn của kinh tế Việt Nam.
  • Cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng và giải pháp cho Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế, còn tiềm ẩn rất nhiều khó khăn, tăng trưởng không bền vững và nguy cơ lạm phát có thể tái diễn.

4. Dự trữ bắt buộc

Theo văn bản số 1925/QĐ-NHNN 26/8/2011. Áp dụng từ ngày 01/09/2011

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/20 ll(áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 9/2011).

Loại TCTD Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ
Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên
Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính 3% 1% 8% 6%
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1% 1% 7% 5%
NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 1% 1% 7% 5%
TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTON cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội 0% 0% 0% 0%

 

5. Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) ở Việt Nam còn chưa phát triển và hiện chỉ là sân chơi của các NHTM lớn. Công cụ tái cấp vốn cũng cực kỳ hạn chế vì khối lượng trái phiếu chính phủ còn quá nhỏ so với quy mô nền kinh tế (chỉ chiếm 15% GDP). Chính vì thế, việc điều hành bằng công cụ lãi suất không thực sự có hiệu quả. Trên thực tế, chính sách lãi suất do NHNN thực hiện giai đoạn gần đây phần lớn chỉ “chạy theo” thị trường chứ không thực sự dẫn dắt thị trường.

6. Tỷ giá hối đoái

Theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu ổn định kinh tế vĩ mô. Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước sẽ theo chủ trương sau:

Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối.

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF