YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long


Hãy cùng HOC247 tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển, chế độ nước, quá trình con người chế ngự và thích ứng với chế độ nước của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long qua nội dung của Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Châu thổ sông Hồng

a. Quá trình hình thành và phát triển

- Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15 000 km2, được bao bọc bởi địa hình đồi núi phía bắc và phía tây, mở rộng về phía vịnh Bắc Bộ theo hướng đông nam.

- Châu thổ sông Hồng được hình thành trong thời gian dài nhờ phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ trầm tích trên vùng trũng:

+ Hệ thống sông Hồng có nhiều phụ lưu lớn (sông Đà, sông Lô,…) và chi lưu (sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy,..), giữ vai trò chính trong việc bồi tụ châu thổ.

+ Hệ thống sông Thái Bình được hợp lưu bởi sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam và một số phụ lưu khác, chảy đến hạ lưu thì chia ra các nhánh như sông Kinh Thầy, sông Bạch Đằng, sông Cấm, ...

- Ở phía bắc châu thổ sông Hồng có nhiều đồi núi sót, phía nam còn nhiều ô trũng giữa sông Hồng và sông Đáy. 

Lược đồ đồng bằng sông Hồng

Hình 1. Lược đồ đồng bằng sông Hồng

 

b. Chế độ nước sông Hồng

- Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam theo hướng tây bắc – đông nam, đổ nước ra vịnh Bắc Bộ.

- Hệ thống sông Hồng bao gồm dòng chính và nhiều phụ lưu (sông Đà, sông Lô, ...) tạo thành mạng lưới sông dạng nan quạt. Lưu lượng nước trung bình năm của sông Hồng rất lớn.

- Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa. Vì vậy, chế độ nước sông chia thành hai mùa rõ rệt.

+ Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm.

+ Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm. 

 

c. Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự sông Hồng

- Vào thiên niên kỉ thứ nhất, dân di cư từ vùng trung du xuống khu vực thấp dọc hai bên bờ sông và sang phía đông (Hải Dương, Quảng Ninh).

- Sang thiên niên kỉ thứ hai, họ di cư vào các vùng trũng và duyên hải phía đông, đông nam (Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định).

- Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, sự xuất hiện của lúa chiêm phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai nơi đây đã đem đến sự thịnh vượng cho Đại Việt, dẫn đến sự gia tăng dân số nhanh chóng của đồng bằng sông Hồng giai đoạn này.

- Cuối thế kỉ XIII, biến đổi khí hậu, thiên tai và đặc biệt là lũ lụt ngày càng nghiêm trọng đã làm thay đổi cấu trúc của đồng bằng sông Hồng.

- Đến cuối thế kỉ XIV, đê điều trên vùng châu thổ sông Hồng về cơ bản được hoàn thành và vẫn tiếp tục ở các thế kỉ sau.

- Vào đầu thế kỉ XX, hệ thống đê có độ dài 4 000 km và tiếp tục được nối dài thêm ở những giai đoạn sau.

Châu thổ sông Hồng

Hình 2. Châu thổ sông Hồng

1.2. Châu thổ sông Cửu Long

a. Quá trình hình thành và phát triển

- Châu thổ sông Cửu Long là một phần của châu thổ sông Mê Công, rộng khoảng 40.000 km2.

- Hệ thống sông Cửu Long gồm hai dòng chính là sông Tiền và sông Hậu cùng hệ thống kênh, rạch chằng chịt, có lượng phù sa lớn nên đồng bằng phát triển nhanh, mỗi năm lấn ra biển khoảng 100 m như ở bán đảo Cà Mau (Cà Mau).

- Châu thổ sông Cửu Long còn nhiều ô trũng lớn chưa được phù sa bồi đắp ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, trung tâm bán đảo Cà Mau.

Lược đồ đồng bằng sông Cửu Long

Hình 3. Lược đồ đồng bằng sông Cửu Long

 

b. Chế độ nước sông Cửu Long

- Sông Cửu Long là hạ lưu của sông Mê Công, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua nhiều nước Đông Nam Á và đổ nước ra Biển Đông.

- Hệ thống sông Cửu Long bao gồm 2 dòng chính là sông Tiền và sông Hậu.

- Chế độ nước sông chia thành 2 mùa:

+ Mùa lũ: từ tháng 7 đến tháng 11, chiếm hơn 75% lưu lượng dòng chảy cả năm.

+ Mùa cạn: từ tháng 1 đến tháng 6, chiếm gần 25% lưu lượng dòng chảy cả năm.

 

c. Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, thích ứng với chế độ nước sông Cửu Long

- Từ thế kỉ I, trên vùng trũng sông nước của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, những cư dân đầu tiên là người Phù Nam đã sinh sống và thích ứng với chế độ nước sông lên xuống theo mùa trong năm. Họ làm ruộng và làm nhà bên bờ kênh rạch, ven sông, đi lại bằng ghe, thuyền. 

- Vào thế kỉ VII, Phù Nam suy yếu và sau đó bị Chân Lạp thôn tính.

- Công cuộc khai phá vùng đất mới được chia làm 2 thời kì:

+ Từ cuối thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVII: lưu dân người Việt tự tiến hành khai phá, trồng trọt trên những diện tích nhỏ, khai thác nguồn lợi tự nhiên sẵn có, hiệu quả không cao vì thiếu thần phương tiện.

+ Từ cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII: công cuộc khai phá được tiến hành có tổ chức với những chính sách và biện pháp của các chúa Nguyễn, trong đó đáng kể là những chính sách khai hoang để trồng lúa nước với kinh nghiệm sẵn có của người Việt từ miền Bắc và miền Trung.

Đồng bằng sông Cửu Long

Hình 4. Đồng bằng sông Cửu Long

Bài tập minh họa

Bài 1: Trình bày quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Hồng?

 

Hướng dẫn giải

- Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15.000 km2, được hình thành trong thời gian dài nhờ phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ trầm tích trên vùng trũng.

- Trong 2000 năm gần đây, châu thổ sông Hồng có nhiều thay đổi do hoạt động đắp đê, lấn biển ở vùng châu thổ và sự xuất hiện các công trình thuỷ lợi - thuỷ điện ở vùng thượng nguồn.

 

Bài 2: Nêu quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Cửu Long?

 

Hướng dẫn giải

- Châu thổ sông Cửu Long là một phần của châu thổ sông Mê Công, rộng khoảng 40.000 km2. Là châu thổ trẻ, có quá trình hình thành chủ yếu cách đây hơn 2.000 năm, được bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long và ảnh hưởng của các đợt biển tiến, biển thoái.

- Châu thổ sông Cửu Long còn nhiều ô trũng lớn chưa được phù sa bồi đắp. Do địa hình thấp nên hằng năm, các vùng trũng này bị ngập nước vào mùa lũ.

- Ở bãi triều ven biển và vùng cửa sông của châu thổ, rừng ngập mặn rất phát triển.

Luyện tập Chủ đề chung 1 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.

- Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.

- Trình bày được quá trình con người thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long.

3.1. Trắc nghiệm Chủ đề chung 1 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Chủ đề chung 1 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Chủ đề chung 1 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF