YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896


Với Hiệp định Pa-tơ-nốt, Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn và thừa nhận ách thống trị của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Theo em, trong bối cảnh đó, phong trào đấu tranh chống Pháp quyết liệt của giai đoạn trước có tiếp tục được duy trì và phát triển trong giai đoạn tiếp theo hay không? Lịch sử giai đoạn này nổi lên những sự kiện và tấm gương tiêu biểu nào? Cùng HOC247 trả lời các câu hỏi này qua nội dung của Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896 trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương

- Phong trào Cần vương bùng nổ:

+ Với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược nước ta. Tuy nhiên, phái chủ chiến trong Triều đình Huế, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, được sự ủng hộ của nhân dân và quan lại các tỉnh thành, vẫn nêu cao ý chí chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Sau cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế của phái chủ chiến bất thành (5 – 7 – 1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). Lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ban bố Dụ Cần vương, kêu gọi các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước giúp vua cứu nước. Phong trào Cần vương bùng nổ, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.

Lãnh đạo của Phong trào Cần Vương

Hình 1. Lãnh đạo của phong trào Cần vương

- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

Lược đồ một số địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương

Hình 2. Lược đồ một số địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương

+ Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892): Địa bàn chính là vùng Bãi Sậy (Hưng Yên). Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy nghĩa quân xây dựng căn cứ, triệt để áp dụng chiến thuật du kích để đánh địch. Sau những trận chống càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân suy yếu dần, bị bao vây, cô lập. Năm 1892, khởi nghĩa thất bại.

+ Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896): Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Địa bàn hoạt động của nghĩa quân gồm các huyện miền Tây của Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Cuộc khởi nghĩa diễn ra qua hai giai đoạn: Từ năm 1885 đến năm 1888, là giai đoạn xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu. Từ năm 1888 đến năm 1896, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ. Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng mất ( 12 – 1895), khởi nghĩa suy yếu dần rồi tan rã. Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.

+ Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887): Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa thuộc huyện Nga Sơn (Thanh Hoá). Nghĩa quân gồm cả người Kinh, người Mường, người Thái tham gia. Tháng 1 – 1887, Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ. Bị tổn thất nặng, cuối cùng nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao (miền Tây Thanh Hoá) chiến đấu thêm một thời gian nữa rồi tan rã.

1.2. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 – 1913)

- Năm 1884, khởi nghĩa nông dân Yên Thế đã bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Đề Nắm, sau đó là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) với mục tiêu chủ yếu là giữ đất, giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.

Hoàng Hoa Thám (1858-1913)

Hình 3. Hoàng Hoa Thám (1858-1913)

- Nghĩa quân đã đánh bại nhiều trận cần của quân Pháp vào căn cứ của cuộc khởi nghĩa như ở Cao Thượng (11 – 1890), 3 lần ở Hố Chuỗi (12 – 1890) và làm chủ hết vùng Yên Thế.

- Sau các lần giảng hoà, thực dân Pháp lại mở cuộc vây ráp quy mô (từ đầu năm 1909), quyết dập tắt cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân bị thiệt hại nặng. Tháng 2 – 1913, thủ lĩnh Đề Thám bị tay sai Pháp giết hại. Khởi nghĩa suy yếu rồi tan rã.

- Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân chống xâm lược lớn nhất ở Việt Nam thời kì cận đại.

Đề Thám và nghĩa quân Yên Thế

Hình 4. Đề Thám và nghĩa quân Yên Thế

Bài tập minh họa

Bài 1: Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX?

 

Hướng dẫn giải

- Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX:

+ Với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, nhân dân Việt Nam và phái chủ chiến trong triều đình vẫn nêu cao ý chí giành lại độc lập dân tộc.

+ Sau thất bại trong cuộc phản công tại Kinh thành Huế của phái chủ chiến (5/7/1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị).

+ Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước => Phong trào Cần vương bùng nổ, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.

 

Bài 2: Nêu điểm giống nhau của Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?

 

Hướng dẫn giải

- Bối cảnh lịch sử: đất nước mất độc lập, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.

- Khuynh hướng chính trị: là các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.

- Mục tiêu cao nhất: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, động lực chính là nông dân.

- Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang.

- Phương thức gây dựng căn cứ: dựa vào địa hình để xây dựng căn cứ chiến đấu.

+ Kết quả: thất bại

+ Ý nghĩa: làm tiêu hao một bộ phận quân Pháp; góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.

Luyện tập Bài 18 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Học xong bài này các em cần biết: Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

3.1. Trắc nghiệm Bài 18 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 18 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 82 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 82 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 84 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 84 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 85 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 85 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 85 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 3 trang 85 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 85 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 18 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF