YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884


Từ giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước phương Tây phát triển mạnh. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến các nước này đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông. Lợi dụng các mối quan hệ đã có từ trước, lấy cớ bảo vệ đạo Gia-tô (Công giáo), thực dân Pháp đưa quân xâm lược Việt Nam. Cùng HOC247 tìm hiểu tình hình Việt Nam giai đoạn này ra sao qua nội dung của Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1874

- Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1862):

+ Ngày 1 – 9 – 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng. Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt, bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

Liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng (1858)

Hình 1. Liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng (1858)

+ Tháng 2 – 1859, quân Pháp kéo vào chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc.

+ Thực dân Pháp chỉ để lại khoảng 1 000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10 km ở Gia Định. Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân xây dựng Đại đồn Chí Hoà và tổ chức phòng thủ.

+ Ngày 24 – 2 – 1861, đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì. Quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng không cản được giặc. Đại đồn Chí Hoà thất thủ.

+ Phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn tiếp diễn sôi nổi. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) của quân Pháp trên sông Nhật Tảo (12 – 1861).

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Hình 2. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

+ Cuối tháng 3, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

- Nhân dân Nam Kì tiếp tục kháng chiến (1862 – 1874):

+ Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, Triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì, ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kỳ.

+ Lợi dụng sự bạc nhược đó, năm 1867, thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Trung Trực, Trương Định, ...

Hình 3. Một số lãnh tụ của các cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì (1862 – 1874)

1.2. Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lan rộng ra cả nước (1873 – 1884)

- Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874):

+ Sau khi chiếm được Nam Kì, thực dân Pháp tiếp tục chuẩn bị thực hiện kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì, Trung Kì.

+ Tháng 11 – 1873, thực dân Pháp cử Ph. Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy binh sĩ anh dũng chống cự. Ông bị thương, bị giặc bắt nhưng đã tuyệt thực để bảo toàn khí tiết.

Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873)

Hình 4. Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873)

+ Ph. Gác-ni-ê cho quân mở rộng đánh chiếm nhiều tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Hồng. Quân dân ta ở khắp nơi đã nổi lên kháng chiến như: các cuộc chiến đấu của binh sĩ triều đình ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội), của các đội nghĩa binh dưới sự lãnh đạo của cha con Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), Phạm Văn Nghị (Nam Định), ...

+ Ngày 21 – 12, quân Pháp tiến lên Sơn Tây, qua khu vực Cầu Giấy. Quân triều đình phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích địch ở đây, giết chết tên chỉ huy là Ph. Gác-ni-ê. Chiến thắng này đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm quân Pháp vô cùng hoang mang, dao động.

+ Năm 1874, Triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở cả sáu tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1884):

+ Tháng 4 – 1882, lấy cớ Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất, quân Pháp do H. Ri-vi-e cầm đầu đã đổ bộ lên Hà Nội, khiêu khích, gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu, buộc ông phải giao thành. Ngày 3 – 4, quân Pháp chiếm thành Hà Nội.

+ Quân triều đình anh dũng chống trả nhưng thất bại. Hoàng Diệu tuẫn tiết để bảo toàn khi tiết.

+ Quân Pháp toả đi đánh chiếm một số tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Kì.

+ Quân triều đình hầu như tan rã. Những người dân yêu nước vẫn kiên cường chiến đấu.

+ Năm 1883, triều đình kỉ với đại diện của Pháp Hiệp ước Hác-măng do Pháp thảo sẵn. Ngày 6 – 6 – 1884, thực dân Pháp kí với Triều Nguyễn Hiệp ước Pa-tơ-nốt, chính thức áp đặt quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Triều đình Huế hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp. Nhân dân vẫn tiếp tục nổi dậy kháng Pháp ở khắp nơi.

1.3. Trào lưu cải cách nửa sau thế kỉ XIX

- Trong bối cảnh chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam có điều kiện tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài đã mạnh dạn gửi lên triều đình Huế những bản điều trấn, đề nghị cải cách: Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điển, Viện Thương bạc, Nguyễn Lộ Trạch.

Sơ đồ về một số đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Hình 5. Sơ đồ về một số đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

- Những đề nghị cải cách vì nhiều lí do (thiếu cơ sở kinh tế, xã hội lại vấp phải tư tưởng bảo thủ của cả triều đình và nhân dân,...) nên đã không được thực hiện, hoặc chỉ thực hiện một phần rất nhỏ.

- Tư tưởng cải cách nửa sau thế kỉ XIX đã phản ánh sự tiến bộ trong nhận thức mới của người Việt Nam, góp phần chuẩn bị tiền đề về tư tưởng cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX.

Bài tập minh họa

Bài 1: Trình bày các diễn biến chính cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874.

 

Hướng dẫn giải

- Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì. Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).

- Đối lập với thái độ của triều đình nhà Nguyễn, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức. Tiêu biểu là:

+ Nguyễn Trung Trực lãnh đạo nghĩa quân từ căn cứ Hòn Chông vượt biển tập kích giặc tại đồn Kiên Giang.

+ Trương Định đã lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ Gò Công, Tân Phước. Sau khi Trương Định qua đời, con trai ông là Trương Quyền tiếp tục đưa quân lên Tây Ninh lập căn cứ, chiến đấu.

+ Một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân.

+ Ở miền Đông, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại. Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, sau khi được thả về lại tiếp tục đứng lên chống Pháp.

 

Bài 2: Nêu những sự kiện chính về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta ở Bắc Kì?

 

Hướng dẫn giải

- Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.

- Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại. Trước tình hình đó, nhà Nguyễn lo sợ, vội cử người sang cầu cứu nhà Thanh.

- Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi đã nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là: cuộc tập kích quân Pháp tại Cầu Giấy (vào tháng 5/1883), khiến tướng Ri-vi-e của Pháp tử trận,…

Luyện tập Bài 17 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884).

- Nhận biết được nguyên nhân một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của  các quan lại, sĩ phu yêu nước.

3.1. Trắc nghiệm Bài 17 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 17 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 75 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 78 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 78 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 79 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 79 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 80 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 80 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 81 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 81 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 1 trang 81 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 2 trang 81 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 17 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF