-
Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 124 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Quan sát hình 4.1 và trả lời những câu hỏi sau:
- Người vẽ lược đồ này sống ở đâu? Nơi đó có thể xem là vị trí để bắt đầu vẽ lược đồ này không?
- Từ thị trấn đến trường học em sẽ đi qua những địa điểm nào?
- Đối tượng địa lí nào kéo dài từ bắc đến nam ở rìa phía tây lược đồ?
- Hồ nằm ở hướng nào trên lược đồ?
-
Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 124 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Hãy tưởng tượng và vẽ lại lược đồ trí nhớ từ nhà em tới trường.
-
Giải bài 1 trang 15 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy nối các ý 1, 2, 3, 4 ở các ô bên trái với mô tả tương ứng a, b, c, d, đ, e ở các ô bên phải (các ý bên trái có thể lặp lại hơn 1 lần).
-
Giải bài 2 trang 15 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy thực hiện lần lượt các bước theo chỉ dẫn (lưu ý: không được thay đổi thứ tự các bước).
Bước 1. Hãy đọc mô tả trong hộp thông tin sau:
Để tìm hiểu văn hoá miền sông nước, một đoàn khách nước ngoài chọn tour du lịch tham quan các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong 3 ngày. Ngày thứ nhất, vào 6 giờ sáng, họ khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh bằng xe du lịch; mất 4 giờ di chuyển để đến khu du lịch Xẻo Quýt (Đồng Tháp). Tại đây, đoàn khách tham quan các di tích lịch sử, hệ sinh thái rừng ngập mắn bằng xuồng ba lá. Rời Xẻo Quýt để đến với Mỹ Khánh, một khu du lịch nổi tiếng ở thành phố Cần Thơ xinh đẹp. Ngày thứ hai, đoàn khách tiếp tục di chuyển từ Cần Thơ đến Cà Mau, ở đây đoàn tham quan các địa điểm hấp dẫn, đặc biệt là xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển ở vùng cực Nam của Việt Nam. Sáng hôm sau, đoàn quay trở về Thành phố Hồ Chí Minh và kết thúc một chuyến đi với nhiều trải nghiệm thú vị.
Bước 2. Hãy quay ngược sách bài tập của em.
Hình 4.1. Tuyến đường đi của đoàn khách du lịch
Bước 3. Kiểm tra hành trình của đoàn khách du lịch trên lược đồ.
-
Giải bài 3 trang 16 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy đọc bài văn mô tả về tấm bản đồ Việt Nam và hãy cùng hình dung về những điều tác giả viết về đất nước chúng ta trong từng câu văn.
Tấm bản đồ Việt Nam
Hồi đầu năm học, ai đó đã gửi tặng bố tấm bản đồ Việt Nam. Bố cho em để trang trí phòng học của mình. Vị trí mà em chọn treo tấm bản đồ đó là ngay cạnh cửa sổ trên bàn học. Những lúc học bài xong, em thường nhìn lên bản đồ để tìm các địa danh cần tìm.
Tấm bản đồ được bố em tìm người đóng khung và lồng vào trong một tấm mica nên rất dễ bảo quản. Kích thước tấm bản đồ cũng xấp xỉ bằng tấm bảng với chiều ngang khoảng 50 cm, chiều dài khoảng 70 cm. Đất nước Việt Nam hình chữ S hiện lên rất rõ, mềm mại và duyên dáng. Các màu sắc được dùng trên tấm bản đồ rất phù hợp với cảm quan của người xem. Chung quanh là các nước có đường biên giới chung với nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
Biển Đông được tô màu xanh nước biển đậm dần ra ngoài khơi, nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ở trung tâm khu vực phía Bắc có đánh một vòng tròn, ở giữa là ngôi sao năm cánh màu đỏ, đó chính là Thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta. Ở đó có quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi Bác Hồ kính yêu đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và bây giờ là nơi Bác đang nằm yên nghỉ.
Các thành phố lớn như Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,... được khoanh bằng những vòng tròn nhỏ hơn. Các thành phố, thị trấn,... của các tỉnh trong cả nước đều được ghi rõ trên tấm bản đồ.
Bố em nói: “Bây giờ và cả khi con lớn lên, tấm bản đồ này sẽ giúp con rất nhiều, nhất là khi học môn Địa Lí Việt Nam đấy con ạ! Hãy giữ gìn tấm bản đồ này cẩn thận con nhé!”.
(Nguồn:Top 10 bài văn tả tấm bản đồ Việt Nam hay nhất) (https://toplist.vn/top-list/bai-van-ta-tam-ban-do-viet-nam-hay-nhat-21562.htm)
Sau khi đọc xong bài văn, hãy xác định trên lược đồ các địa danh sau: Biển Đông, Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.