YOMEDIA
NONE

Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của Chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á


Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á. Đồng thời giúp các em hiểu rõ hơn về công cuộc cải cách ở Xiêm được diễn ra như thế nào, mang lại ý nghĩa lịch sử gì trong khu vực Đông Nam Á. HỌC247 hi vọng các em sẽ có thêm những kiến thức thú vị sau bài học này. Mời các em cùng tham khảo nội dung bài học Bài 5 Lịch sử 11 Kết nối tri thức.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

a. Quá trình xâm lược

- Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu xâm nhập vào Đông Nam Á thông qua hoạt động buôn bản và truyền giáo.

- Quá trình xâm lược diễn ra trong bối cảnh các nước Đông Nam Á đang suy thoái về chính trị, kinh tế, xã hội, và nổi dậy chống lại chế độ phong kiến.

Lược đồ các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Đối với Đông Nam Á hải đảo

- Các nước Đông Nam Á hải đảo đã thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây do giàu tài nguyên và vị trí chiến lược.

- Giữa thế kỉ XVI, Tây Ban Nha xâm lược và thống trị Phi-líp-pin.

- Sau cuộc chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha, Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của Mỹ.

- Cuối thế kỉ XVI, Hà Lan xâm nhập In-đô-nê-xi-a sau đó cạnh tranh với Bồ Đào Nha.

- Anh kiểm soát vùng lãnh thổ của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây dưới nhiều hình thức cai trị khác nhau.

- Quá trình xâm lược kéo dài hơn 4 thế kỉ với các thủ đoạn như buôn bán, chiến tranh và cạnh tranh giữa các quốc gia thực dân phương Tây.

 

Đối với Đông Nam Á lục địa

- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX. Anh và Pháp chiếm đóng Miến Điện và Đông Dương sau các cuộc chiến tranh kéo dài một thời gian dài.

Hải quân Anh tiến vào hải cảng ở Y-an-gun (Miến Điện) năm 1824 (tranh vẽ)

- Đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, chỉ trừ Vương quốc Xiêm (Thái Lan) giữ độc lập nhưng vẫn ảnh hưởng bởi thực dân Anh và Pháp.

Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng năm 1858 (tranh vẽ)

 

b. Chính sách cai trị

+ Chính trị: Thực dân phương Tây áp dụng các hình thức cai trị khác nhau ở Đông Nam Á, tập trung quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự vào đại diện của chính quyền thực dân. Chính sách "chia để trị" được sử dụng để chia rẽ và làm suy yếu dân tộc. Lực lượng quân đội bản địa được sử dụng để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.

+ Kinh tế: Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột và khai thác các thuộc địa để cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc.

Tình cảnh người dân In-đô-nê-xi-a dưới ách thống trị của thực dân Hà Lan (tranh vẽ)

+ Văn hóa – xã hội: Các nước thực dân phương Tây kìm hãm và làm suy yếu người dân thuộc địa, làm mất giá trị truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á. Hầu hết người dân ở đây mù chữ, gặp nghèo đói và bệnh tật do chính sách ngu dân và đầu độc của thực dân.

1.2. Công cuộc cải cách ở Xiêm

- Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đối diện với nguy cơ xâm lược từ thực dân phương Tây. Vua Ra-ma IV và Ra-ma V đã tiến hành cải cách đáng kể về kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục và ngoại giao để đối phó với tình hình đó.

Kinh tế: Trong công nghiệp, Chính phủ Xiêm khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp và đường sắt, làm cho Băng Cốc trở thành trung tâm buôn bán khu vực. Trong nông nghiệp, Chính phủ thực hiện biện pháp miễn trừ và giảm thuế, khai khẩn đất hoang và quản lý ruộng đất hiện đại để phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Hành chính: Từ năm 1892, Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.

+ Giáo dục: Nhà vua Xiêm chú trọng công tác giáo dục và năm 1898, ông công bố Chương trình giáo dục đầu tiên của Xiêm sau khi đi khảo sát nền giáo dục ở châu Âu.

Trường Đại học Chu-la-long-kon tại Thái Lan 

+ Ngoại giao: Năm 1897, vua Ra-ma V của Xiêm tiến hành công du đến các nước châu Âu và ký các hiệp ước nhằm xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã ký trước đó với các cường quốc phương Tây. Chính phủ Xiêm cũng ký các hiệp ước chia sẻ lãnh thổ với Pháp và Anh để bảo vệ độc lập của nước.

- Công cuộc cải cách đã đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy sản xuất, mở cửa xuất khẩu, và hội nhập với thế giới. Nhờ đó, Xiêm duy trì được độc lập và chủ quyền đất nước trước áp lực xâm lược của thực dân phương Tây, trong khi nhiều nước khác trong khu vực trở thành thuộc địa.

Bài tập minh họa

Theo em, điểm chung của chính sách thống trị thực dân ở Đông Nam Á  là gì?

 

Hướng dẫn giải:

Điểm chung của chính sách thống trị thực dân ở Đông Nam Á là khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoả đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên; thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp...

Luyện tập

Qua bài học này, các em sẽ rút ra được những điểm quan trọng như sau:

- Trình bày được quá trình các nước thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á hải đảo và Đong Nam Á lục địa.

- Trình bày được công cuộc cải cách ở Xiêm.

- Giải thích được vì sao xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

3.1. Trắc nghiệm Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của Chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Như vậy là các em đã xem qua bài giảng Bài 5 chương trình Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức. Để củng cố kiến thức bài học mời các em tham gia bài tập trắc nghiệm Trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức Chủ đề 3 Bài 5.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của Chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 11 Kết nối tri thức Chủ đề 3 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi 1 mục 1a trang 32 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 1a trang 32 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi mục 1b trang 34 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 2 trang 36 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 2 trang 36 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 1 trang 36 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 2 trang 36 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng trang 36 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 5 Quá trình xâm lược và cai trị của Chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch Sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON