Mời các em cùng HOC247 tham khảo nội dung Ôn tập chủ đề 5: Nhiệt trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo để củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng giải các dạng bài tập về nội năng và năng lượng nhiệt. Nội dung chi tiết các em tham khảo bài giảng dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nội năng
- Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng tương tác của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Khi một vật được nung nóng, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh hơn, do đó nội năng của vật tăng.
+ Giảm nội năng: bằng cách làm lạnh vật.
+ Tăng nội năng: bằng cách làm nóng vật.
1.2. Năng lượng nhiệt
- Năng lượng nhiệt của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Để đo năng lượng nhiệt mà vật nhận vào khi bị đun nóng, người ta sử dụng jun kế.
- Jun kế (joulemeter) là dụng cụ đo hiển thị trực tiếp giá trị năng lượng nhiệt mà một vật nhận vào khi được đun nóng.
a. Chuyển động nhiệt
Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vận chuyển động càng nhanh.
b. Sự truyền nhiệt
- Sự dẫn nhiệt
+ Dẫn nhiệt là sự truyền năng lượng nhiệt từ vùng có nhiệt độ cao sang vùng có nhiệt độ thấp hơn thông qua va chạm giữa các phân tử, nguyên tử.
+ Vật dẫn nhiệt tốt là vật được làm bằng chất dẫn nhiệt tốt.
+ Vật cách nhiệt tốt là vật được làm bằng chất dẫn nhiệt kém.
=> Chất rắn dẫn nhiệt tốt, chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Ứng dụng: Chế tạo các vật cách nhiệt, dẫn nhiệt
- Đối lưu
+ Đối lưu là sự truyền năng lượng nhiệt bởi các dòng chất lỏng hay chất khí từ vùng nóng hơn lên vùng lạnh hơn.
+ Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất lỏng và chất khí.
- Bức xạ nhiệt
+ Bức xạ nhiệt là sự truyền năng lượng nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Khi một vật nhận được bức xạ nhiệt, nó sẽ nóng lên.
+ Ứng dụng: giảm tác hại hiệu ứng nhà kính
c. Sự nở vì nhiệt
- Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Các chất khí nở vì nhiệt giống nhau (khi áp suất không đổi).
- Công dụng: chế tạo nhiệt kế, khí cầu, rơ le nhiệt,...
- Tác hại: làm nứt, vỡ hoặc biến dạng các vật.
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Tìm phát biểu sai.
A. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.
D. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.
Hướng dẫn giải
Nội năng của vật là dạng năng lượng bao gồm động năng phân tử (do các phân tử chuyển động nhiệt) và thế năng phân tử (do các phân tử tương tác với nhau). U = Wđpt + Wtpt
Động năng phân tử Wđpt phụ thuộc vào nhiệt độ
Thế năng phân tử Wtpt phụ thuộc và thể tích.
Số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt gọi là nhiệt lượng (còn gọi tắt là nhiệt) ∆U = Q . Vậy phát biểu C sai.
Đáp án C
Ví dụ 2: Năng lượng từ mặt trời truyền xuống trái đất bằng cách nào ?
Hướng dẫn giải
Vì nhiệt năng của mặt trời được truyền xuống trái đất bởi các tia bức xạ nhiệt có thể truyền trong không gian ,các tia nhiệt này làm trái đất và các vật thể nóng lên và tăng nhiệt năng , vậy mât trời đã truyền nhiệt năng cho trái đất
Luyện tập Ôn tập chủ đề 5 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
- Nội năng là gì? Cách tăng giảm nội năng?
- Ứng dụng của năng lượng nhiệt trong đời sống.
3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 5 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Nhiệt năng của thỏi kim loại nước giảm.
- B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
- C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
- D. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.
-
- A. Hướng từ dưới lên.
- B. Hướng từ trên xuống.
- C. Hướng sang ngang.
- D. Theo mọi hướng
-
- A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
- B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
- C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
- D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Ôn tập chủ đề 5 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Ôn tập chủ đề 5 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!