YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng


Nếu nhỏ đồng thời một giọt màu vào cốc nước nóng và cốc nước lạnh thì ở cốc nào giọt màu loang ra nhanh hơn?Để đi sâu vào vấn đề này, chúng ta hãy cùng HOC247 tập trung vào một chủ đề hết sức thú vị và đặc biệt là "Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng" trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Năng lượng nhiệt và nội năng

- Năng lượng nhiệt của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng tương tác của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Khi một vật được nung nóng, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh hơn, do đó nội năng của vật tăng.

Hình 26.1. Hơi nước sôi làm bật nắp ấm

1.2. Đo năng lượng nhiệt

- Để đo năng lượng nhiệt mà vật nhận vào khi bị đun nóng, người ta sử dụng jun kế.

- Jun kế (joulemeter) là dụng cụ đo hiển thị trực tiếp giá trị năng lượng nhiệt mà một vật nhận vào khi được đun nóng.

* Ví dụ thực tế về cách đo năng lượng nhiệt bằng jun kế:

Hình 26.2. Thí nghiệm đo năng lượng nhiệt kế bằng jun kế

- Chuẩn bị: bộ nguồn, jun kế, nhiệt lượng kế và bộ đun, nhiệt kế, que khuấy, dây nối. Nhiệt lượng kế là một bình cách nhiệt, bên trong có gắn bộ đun bằng điện.

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Bước 1: Đong và rót một lượng nước vừa đủ vào nhiệt lượng kế. Đọc và ghi lại nhiệt độ ban đầu của nước.

+ Bước 2: Lắp các dụng cụ như Hình 26.3. Sau đó bật nút ON trên bộ nguồn và trên jun kế.

+ Bước 3: Nhấn nút START trên jun kế. Khuấy đều nước trong nhiệt lượng kế bằng que khuấy đồng thời theo dõi số chỉ của nhiệt kế và jun kế. Đọc và ghi lại số đo của jun kế khi nhiệt độ của nước tăng thêm 5 °C, 10 °C so với ban đầu.

+ Bước 4: Khi nước sôi, nhấn nút STOP trên nhiệt lượng kế. Đọc và ghi lại số đo hiển thị trên jun kế.

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Nhiệt lượng là

A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

B. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.

C. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

D. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.

 

Hướng dẫn giải

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

Đáp án A

 

Ví dụ 2: Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?

A. Hướng từ dưới lên.

B. Hướng từ trên xuống.

C. Hướng sang ngang.

D. Theo mọi hướng

 

Hướng dẫn giải

Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo mọi hướng

Đáp án D

Luyện tập Bài 26 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Nêu được khái niệm năng lượng nhiệt, khái niệm nội năng.

– Nếu được: Khi một vật được làm nóng, các phân tử của vật chuyển động nhanh hơn và nội năng của vật tăng.

– Đo được năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi bị đun nóng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 26 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. nội năng của vật giảm.
    • B. động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm.
    • C. động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng
    • D. thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.
    • A. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.
    • B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
    • C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
    • D. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
    • A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn.
    • B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.
    • C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.
    • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 26 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 26 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON