YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 43: Quần xã sinh vật


Trong một khoảng không gian xác định luôn có nhiều quần thể cùng tồn tại tạo nên một cấp độ tổ chức sống cao hơn, gọi là quần xã sinh vật. Để hiểu rõ hơn về khái niệm, đặc trưng cơ bản của quần xã là bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã, HOC247 mời các em cùng đến với nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 43: Quần xã sinh vật môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm quần xã sinh vật

- Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, sống trong cùng một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau.

 

1.2. Đặc trưng cơ bản của quần xã

- Độ đa dạng: Thể hiện bằng mức độ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã. Quần xã có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn thì độ đa dạng của quần xã càng cao.

- Thành phần loài trong quần xã:

+ Loài ưu thế: loài có số lượng cá thể nhiều, hoạt động mạnh, đóng vai trò quan trọng trong quần xã.

+ Loài đặc trưng: loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn các loài khác trong quần xã.

- Sự khác biệt về độ đa dạng giữa các quần xã có thể do nhiều yếu tố như điều kiện sống, mức độ tác động của con người, sự tương tác giữa các loài trong quần xã.

1.3. Bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã

- Bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã là vấn đề cần được quan tâm do đa dạng sinh học ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang bị suy giảm.

- Có nhiều biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã như:

+ Tuyên truyền về giá trị của đa dạng sinh học.

+ Xây dựng luật và chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.

+ Nghiêm cấm săn bắt, mua bán trái pháp luật những loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Bài tập minh họa

Bài 1. “Gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo.Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm”. Đây là ví dụ minh họa về 

A. diễn thế sinh thái.

B. cân bằng quần thể.

C. giới hạn sinh thái.

D. cân bằng sinh học.

 

Hướng dẫn giải

“Gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo.Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm”. Đây là ví dụ minh họa về cân bằng sinh học.

⇒ Chọn D

 

Bài 2. Quần xã sinh vật là gì?

 

Hướng dẫn giải

Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian có các điều kiện sinh thái tương tự nhau, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất.

Luyện tập Bài 43 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật. Nêu được một số đặc điểm cơ bản của quần xã (Đặc điểm về độ đa dạng: số lượng loài và số cá thể của mỗi loài; đặc điểm về thành phần loài: loài ưu thế, loài đặc trưng).

- Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã. 

3.1. Trắc nghiệm Bài 43 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 43 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 43 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 43 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 177 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 177 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 177 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 178 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 179 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 179 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 179 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Em có thể trang 179 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 43 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON