YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người


Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học dưới đây Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều giúp chúng em tìm hiểu một số phản ứng của cơ thể khi trời nóng, trời rét và giải thích ích lợi của các phản ứng đó cho cơ thể? Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chức năng và cấu tạo của da

- Da lớp bảo vệ đầu tiên và cơ quan thụ cảm của cơ thể

-Da có vai trò quan trọng trong điều hoà thân nhiệt, bài tiết, tổng hợp vitamin D

Hình 36.1. Cấu tạo và chức năng các lớp cấu tạo của da

1.2. Điều hòa thân nhiệt

1.2.1. Thân nhiệt

- Thân nhiệt: nhiệt độ cơ thể ở mức 36,3 - 37,3°C

1.2.2. Điều hòa thân nhiệt

Hình 36.2. Cơ chế điều hòa thân nhiệt

- Điều hoà thân nhiệt: quá trình cơ thể cân đối cường độ sinh nhiệt và thải nhiệt

+ Sốt: hiện tượng thân nhiệt cao hơn bình thường do rối loạn hoạt động của trung tâm điều nhiệt gọi là sốt.

- Phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể:

+  Con người sử dụng các phương tiện như nhà cửa, quần áo, bà xõm, quạt máy, điều hoà, cây xanh,... để giúp cơ thể chống nóng và chống lạnh trong môi trường khắc nghiệt.

+ Cách chống nóng: mặc trang phục thoáng mát, thấm hút nước, sử dụng mũ, nón, uống đủ nước.

+ Cách chống lạnh: mặc trang phục dày, chất liệu giữ nhiệt tốt như vài bông, len.

+ Cảm nóng và cảm lạnh: khi ở lâu trong điều kiện nhiệt độ môi trường quá cao hay quá thấp, quá trình điều hoà thân nhiệt của cơ thể không đáp ứng được với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường dẫn điều thân nhiệt tăng (cảm nóng) hoặc giảm (cảm lạnh).

+ Cách phòng chống cảm nóng hoặc cảm lạnh: sử dụng các biện pháp chống nóng, lạnh phù hợp, giới hạn thời gian hoạt động trong chuỗi thời tiết khắc nghiệt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống, vận động hợp lý.

1.3. Thực hành sơ cứu khi cảm nóng hoặc cảm lạnh

1.3.1. Cơ sở lí thuyết

- Các biện pháp sơ cứu cho người cảm nóng giúp đẩy nhanh quá trình tỏa nhiệt nhờ bốc hơi nước, đối lưu và truyền nhiệt. Các vị trí chườm khăn là nơi có các động mạch lớn chạy qua.

- Các biện pháp sơ cứu cho người cảm lạnh giúp giảm quá trình tỏa nhiệt và tăng quá trình sinh nhiệt.

1.3.2. Các bước tiến hành

- Chuẩn bị: quạt, chậu, chăn, khăn, nước, nước ấm để uống. Tiến hành:

- Thực hành sơ cứu người cảm nóng theo các bước ở hình 36.3.

Hình 36.3. Sơ cứu người cảm nóng

- Thực hành sơ cứu người cảm nóng theo các bước ở hình 36.4.

Hình 36.4. Sơ cứu người cảm lạnh

1.3.3. Đánh giá kết quả và câu hỏi

Nêu ý nghĩa của mỗi việc làm trong bước 3 khi sơ cứu người cảm nóng và sơ cứu người cảm lạnh.

1.4. Chăm sóc và bảo vệ da

- Sinh hoạt điều độ, ăn uống lành mạnh

- Vệ sinh da đúng cách

- Da có chức năng bảo vệ điều hoà thân nhiệt, tiếp nhận cảm giác, bài tiết và tổng hợp vitamin D cho cơ thể.

- Cấu tạo của da gồm ba lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

- Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể. Thân nhiệt duy trì ổn định nhờ cơ chế điều hoà thân nhiệt được thực hiện bởi hệ thần kinh và da.

- Con người sử dụng các biện pháp phòng chống cảm nóng, cảm lạnh như mặc quần áo phù hợp với thời tiết, giới hạn thời gian hoạt động dưới thời tiết khắc nghiệt, tăng cường sức đề kháng,...

- Để có làn da khoẻ đẹp, cần sinh hoạt điều độ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin và chất khoáng, vệ sinh da, bảo vệ da khỏi những tổn thương,... Nếu không giữ vệ sinh cho da, chúng ta có thể mắc các bệnh như viêm da, ghẻ lở, hắc lào,...

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Thân nhiệt là gì?

A. Là nhiệt độ cơ thể

B. Là quá trình tỏa nhiệt của cơ thể

C. Là quá trình thu nhiệt của cơ thể

D. Là quá sinh trao đổi nhiệt độ của cơ thể

 

 

Hướng dẫn giải

Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể. Thân nhiệt trung bình của người lớn là 37 độ C. Tuy nhiên thân nhiệt của mỗi người có thể khác nhau dao động trong khoảng từ 36,1 đến 37,2 độ C.

Đáp án A

 

Ví dụ 2: Mùa hè, trời nóng oi bức nên mặc áo chống nắng màu gì?

A. Màu đen   

B. Màu tối

C. Màu trắng     

D. Màu tím

 

Hướng dẫn giải

Mùa hè, trời nóng oi bức nên mặc áo chống nắng màu trắng. Áo chống nắng màu trắng có khả năng hấp thụ nhiệt kém hơn các màu khác, giúp người mặc cảm thấy mát mẻ hơn trong thời tiết nóng bức.

Đáp án C

Luyện tập Bài 36 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được cấu tạo sơ lược và chức năng của da; vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt.

Nêu được khái niệm thân nhiệt. Thực hành được cách đo thân nhiệt và nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt.

Nêu được vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người.

Trình bày được một số phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể. Nêu được một số biện pháp chống cảm nóng, cảm lạnh.

Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu khi bị cảm nóng hoặc cảm lạnh.

Trình bày được một số bệnh về da và vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc, bảo vệ, làm đẹp da an toàn.

Tìm hiểu được các bệnh về da trong trường học, khu dân cư hoặc một số thành tựu ghép da trong y học.

3.1. Trắc nghiệm Bài 36 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều Bài 36 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 36 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Cánh diều Bài 36 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 1 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Tìm hiểu thêm trang 169 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Thực hành 1 trang 169 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Thực hành 2 trang 169 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 2 trang 169 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 3 trang 169 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 4 trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 5 trang 172 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 1 trang 172 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 2 trang 172 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 3 trang 172 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 4 trang 172 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Hỏi đáp Bài 36 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON