Em hãy ngồi yên lặng, đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc 2 cổ tay. Em cảm nhận được hiện tượng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều để giải thích về hiện tượng đó. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Máu
1.1.1. Thành phần của máu
Hình 30.1. Cấu tạo và chức năng các thành phần của máu
- Huyết tương gồm các chất dinh dưỡng và chất hoà tan khác.
- Huyết tủy tham gia vào quá trình đông máu.
- Bạch cầu có nhân, không màu, tham gia bảo vệ cơ thể.
- Hồng cầu là thành phần chính của máu, tham gia vận chuyển chất oxy.
1.1.2. Miễn dịch
Hình 30.2. Phản ứng viêm
- Phản ứng viêm được giải thích là một phản ứng miễn dịch, nhằm tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
- Mụn trứng cá không phải là phản ứng miễn dịch vì không phải là sự xâm nhập của mầm bệnh, mà do sự bít tắc của nang lông trên da.
1.1.3. Nhóm máu và truyền máu
- Nhóm máu dựa trên khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương của mỗi người.
- Hệ nhóm máu ABO thường được quan tâm khi truyền máu.
Hình 30.3. Sơ đồ truyền máu
1.2. Hệ tuần hoàn
- Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch máu.
- Mao mạch là nơi thực hiện trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào.
- Vận tốc máu chảy cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở mao mạch.
Hình 30.4. Hệ tuần hoàn ở người
(màu đỏ thể hiện máu giàu O2, màu xanh thể hiện màu nghèo O2)
1.3. Phòng bệnh về máu và hệ tuần hoàn
- Khẩu phần ăn thiếu sắt, folic acid, vitamin B12 dẫn đến bệnh thiếu hồng cầu.
- Muỗi vằn và muỗi Anopheles có thể truyền bệnh.
- Chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể lực phù hợp giúp phòng bệnh về máu và hệ tuần hoàn.
- Máu gồm huyết tương và tế bào máu (gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu). Máu có chức năng bảo vệ cơ thể, vận chuyển các chất cần thiết cho tế bào và mang các chất thải từ tế bào tới cơ quan bài tiết. - Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận diện và ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể. Kháng nguyên là các chất lạ, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ được các bạch cầu nhận diện và sinh ra các kháng thể tương ứng chống lại mầm bệnh. - Dựa vào sự khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương của mỗi người, người ta phân loại máu thành các nhóm máu. Khi truyền máu cần thực hiện đúng nguyên tắc truyền máu. - Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch máu giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Tim đẩy máu ra động mạch và hút máu từ tĩnh mạch. Mao mạch là nơi thực hiện trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào của cơ thể. - Để bảo vệ hệ tuần hoàn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh và hạn chế tác nhân truyền bệnh. |
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Các pha trong mỗi chu kì tim diễn ra theo trình tự trước sau như thế nào?
A. Pha thất co – pha dãn chung – pha nhĩ co
B. Pha dãn chung – pha thất co – pha nhĩ co
C. Pha thất co – pha nhĩ co – pha dãn chung
D. Pha nhĩ co – pha thất co – pha dãn chung
Hướng dẫn giải
Các pha trong mỗi chu kì tim diễn ra theo trình tự trước sau là pha nhĩ co – pha thất co – pha dãn chung.
Đáp án D
Ví dụ 2: Máu là
A. Phần dịch lỏng trong cơ thể, gồm huyết tương và hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu
B. Phần dịch lỏng trong cơ thể, gồm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu
C. Phần dịch lỏng trong cơ thể, gồm huyết tương và hồng cầu
D. Phần dịch lỏng trong cơ thể, gồm huyết tương và hồng cầu, tiểu cầu
Hướng dẫn giải
Máu là Phần dịch lỏng trong cơ thể, gồm huyết tương và hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu.
Đáp án A
Luyện tập Bài 30 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Học xong bài này các em cần biết:
- Nêu được chức năng của máu, các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần.
- Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể. Trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người. Giải thích được cơ chế phòng bệnh và cơ sở của tiêm vaccine phòng bệnh.
- Nêu được khái niệm nhóm máu. Phân tích được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn.
- Nêu được chức năng của hệ tuần hoàn. Kể được tên và chức năng của các cơ quan trong hệ tuần hoàn và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của hệ tuần hoàn.
- Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống các bệnh đó.
- Vận dụng hiểu biết về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình.
- Thực hiện được dự án, bài tập: điều tra phong trào hiến máu nhân đạo, tỉ lệ người bị bệnh huyết áp cao ở địa phương.
3.1. Trắc nghiệm Bài 30 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều Bài 30 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 30 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Cánh diều Bài 30 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 143 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 1 trang 144 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Vận dụng 1 trang 144 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 2 trang 144 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Luyện tập trang 144 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Luyện tập 3 trang 145 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Vận dụng 2 trang 146 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Thực hành 1 trang 146 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 4 trang 146 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Vận dụng 2 trang 146 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 5 trang 147 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Vận dụng 3 trang 147 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Thực hành 2 trang 147 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Hỏi đáp Bài 30 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!