Một số oxide phổ biến tạo nên các khoáng chất như đá granite và thạch anh (oxide của silicon), gỉ sắt (oxide của sắt) và đá vôi (oxide của calcium và carbon). Đá ruby tự nhiên có dải màu từ hồng đậm tới đỏ sẫm do thành phần các oxide của aluminium, chromium, ... tạo nên. Oxide là gì? Có những loại oxide nào? Chúng có sẵn trong tự nhiên hay phải điều chế? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 12: Oxide trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm Oxide - Phương trình hóa học tạo oxide
a. Tìm hiểu khái niệm Oxide
Hình 12.1. Một số hợp chất có chưa nguyên tố oxygen
- Oxide là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có nguyên tố oxygen.
- Công thức hoá học chung của oxide là MXOY
b. Tìm hiểu phản ứng tạo Oxide
Hình 12.2. Đốt dây đồng
Hình 12.3. Đốt than gỗ trong không khí
Các phản ứng hoá học tạo oxide:
- Kim loại phản ứng với oxygen
Kim loại + O2 \(\xrightarrow{t^0}\) Oxide kim loại
Phản ứng trên xảy ra với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, Ag).
- Phi kim phản ứng với oxygen
Phi kim + O2 \(\xrightarrow{t^0}\) Oxide phi kim
Các phi kim thường gặp: C, S, B ...
1.2. Phân loại Oxide
Hình 12.4. Dùng giấm ăn để tẩy gỉ sét trên bề mặt đồ dùng làm bằng sắt - thép
- Có 4 loại oxide:
+ Oxide acid là oxide phản ứng được với dung dịch base tạo ra muối và nước.
+ Oxide base là oxide phản ứng được với dung dịch acid tạo ra muối và nước.
+ Oxide lưỡng tính (amphoteric oxide) là các oxide vừa phản ứng được với dung dịch acid vừa phản ứng được với dung dịch base đều tạo ra muối và nước.
+ Oxide trung tính (neutral oxide) là các oxide không phản ứng được với dung dịch acid và dung dịch base.
1.3. Tính chất hóa học của Oxide
Hình 12.5. CuO phản ứng với dung dịch HCl
Hình 12.6. Thí nghiệm điều chế CO2 và thử tính chất của CO2
- Oxide base phản ứng với dung dịch acid tạo ra muối của acid tương ứng và nước.
- Oxide acid phản ứng với dung dịch base tạo ra muối của acid tương ứng và nước.
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Lập CTHH của hợp chất: Nhôm oxit được tạo nên tử 2 nguyên tố nhôm và oxi.
Hướng dẫn giải
Theo quy tắc hóa trị:
x . III = y . II
=> x = 2; y = 3
Vậy CTHH: Al2O3
Ví dụ 2: CaO là oxide:
A. Oxide acid
B. Oxit base
C. Oxit trung tính
D. Oxit lưỡng tính
Hướng dẫn giải
CaO là Oxit base
Đáp án B
Luyện tập Bài 12 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
– Nêu được khái niệm oxide.
– Viết được phương trình hoá học tạo oxide từ kim loại/phi kim với oxygen.
– Phân loại oxide (theo khả năng phản ứng với dung dịch acid/base).
– Tiến hành được thí nghiệm oxide kim loại phản ứng với dung dịch acid; oxide phi kim phản ứng với dung dịch base; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxide.
3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Hợp chất X được tạo thành từ oxygen và một nguyên tố khác. Chất X thuộc loại chất nào sau đây?
- A. Muối.
- B. Acid.
- C. Base.
- D. Oxide.
-
- A. tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
- B. tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
- C. không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.
- D. chỉ tác dụng được với muối.
-
- A. CO2.
- B. CO.
- C. C2O.
- D. H2CO3.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 12 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 12 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!