YOMEDIA
NONE

Trả lời Tìm hiểu thêm mục 3 trang 133 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Tìm hiểu thêm mục 3 trang 133 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

1. Sưu tầm các thông tin và tranh ảnh về các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam như bò xám, sao la, hổ, chim trĩ, rùa biển,…

2. Tìm hiểu về những hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (ngày 22/5).

ADSENSE

Hướng dẫn giải chi tiết bài 9

Hướng dẫn giải

- Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời

- Dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức sách báo, Internet để phân tích và trả lời

Lời giải chi tiết

1.

- Sao la là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1996. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam. Sao la sống trong các khu rừng rậm chủ yếu gần nơi có suối trên độ cao 200 – 600 m trên mực nước biển dọc dãy Trường Sơn, vào mùa đông, sao la sẽ di cư xuống những vùng đất thấp hơn để tránh rét. Vì ít khi được quan sát nên khoa học không biết nhiều về tập quán sinh sống của chúng.

- Chim trĩ đực trưởng thành có vẻ ngoài tuyệt đẹp với bộ lông đen ánh tím thẫm. Chim cái trưởng thành có kích thước nhỏ hơn chim đực với bộ lông màu hung nâu tối, ít nổi bật hơn. Chim trĩ ăn hạt, thóc, côn trùng.

Chim trĩ Việt Nam là loài đặc hữu của 3 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên – Huế, chủ yếu xuất hiện trong và quanh Khu BTTN Kẻ Gỗ. Tổng diện tích nơi sinh sống rất nhỏ, chỉ khoảng 2.900 km2 và bị phân mảnh trầm trọng.

Chim trĩ Việt Nam được xếp hạng nguy cấp trong Sách Đỏ của IUCN với số lượng cá thể trưởng thành còn lại chỉ còn dưới 2.499 con (số liệu năm 1995). Số lượng này tiếp tục suy giảm do tình trạng tàn phá môi trường rừng đất thấp đặc hữu của loài chim trĩ để nhường chỗ cho canh tác lúa. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác lá cọ, gỗ, mây để gia tăng thu nhập của người dân địa phương cùng áp lực từ hoạt động săn bắn cũng là những thách thức lớn đối với loài chim này.

- Hổ Đông Dương có thể sống được trong môi trường rừng, đồng cỏ, núi và đồi. Tuy nhiên, chúng thích phần lớn các sinh cảnh rừng như rừng mưa nhiệt đới, rừng thường xanh, rừng rụng lá, rừng lá rộng khô cận nhiệt đới và nhiệt đới.

Hổ Đông Dương được phân bố ở Myanmar, Thái Lan và Lào. Chúng đã không còn được ghi nhận tồn tại trong môi trường hoang dã ở Việt Nam kể từ năm 1997. Dữ liệu có sẵn cho thấy không còn nhiều con hổ được sinh sản ở Campuchia, Việt Nam và Trung Quốc. Vườn quốc gia Pù Mát ở Việt Nam hiện có 17 cá thể hổ Đông Dương.

2. Một số hoạt động hưởng ứng ngày 22/5:

- Tổ chức sâu rộng việc tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân biết được tầm quan trọng về giá trị, vai trò của đa dạng sinh học.

- Tổ chức lồng ghép các hoạt động truyền thông trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương; nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, cộng đồng; tuyên truyền thực hiện các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng các nội dung về bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng bản địa, cây dược liệu; khai thác bền vững tài nguyên sinh học.

- Phát động các phong trào bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương: sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên; thực hiện tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường; không buôn bán, sử dụng các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm, ưu tiên bảo vệ; thực hiện các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

-- Mod Khoa học tự nhiên 6 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Trả lời Tìm hiểu thêm mục 3 trang 133 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF