YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 6: Đo thời gian


Nội dung bài đo thời gian SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 được HOC247 biên soạn và tổng hợp bên dưới đây sẽ giúp các nắm vững các kiến thức về cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian. Các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây để học tốt hơn nhé!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đơn vị và dụng cụ đo thời gian

Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian

Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s.

Các ước số và bội số của đơn vị giây ta thường gặp là giờ (hour: h), phút (minute: min), ngày, tuần, tháng, ...

Quy đổi đơn vị thời gian:

1 phút = 60 giây

1 giờ = 60 phút

1 ngày = 24 giờ

Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: Đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, ...

Một số loại đồng hồ

Hình 6.1. Một số loại đồng hồ

1.2. Thực hành đo thời gian

Khi sử dụng đồng hồ để đo thời gian của một hoạt động cần lưu ý:

- Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo.

- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ.

- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ.

- Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo.

+ Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp.

+ Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.

+ Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.

+ Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

Đồng hồ cát là một dụng cụ đo thời gian từ cổ xưa được phát minh ở Alexandria năm 150 trước Công nguyên (TCN). Cấu tạo gồm hai bình thuỷ tinh dược nối với nhau bằng một eo hẹp, để cát mịn chảy từ bình này sang bình kia qua eo nối, với một tốc độ nhất định. Mỗi đồng hồ cát do một khoảng thời gian bằng khoảng thời gian khi cát từ bình này chảy hết vào bình kia. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cát chảy là dung lượng cát, kích cỡ và góc của bình, độ rộng cổ eo và chất lượng cát.

Đồng hồ cát

Đồng hồ cát

Đồng hồ nước là dụng cụ đo thời gian đầu tiên không phụ thuộc vào các yếu tố thiên văn để xác định thời gian, có nghĩa là nó có thể dược dùng vào bất cứ lúc nào trong ngày/đêm. Đồng hồ nước hoạt động bằng cách do lượng nước nhỏ từ một bình chứa này sang bình chứa khác. Người Ai Cập sở hữu phát minh này, tuy nhiên nó đã phổ biến và được sử dụng rộng rãi khắp thế giới, vài nước trên thế giới thậm chí còn sử dụng loại đồng hồ nước để do thời gian cho đến tận thế ki XX

Đồng hồ nước

Đồng hồ nước

Bài tập minh họa

Bài 1: Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:

(1) Đặt mắt nhìn đúng cách.

(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp.

(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách.

(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

(5) Thực hiện phép đo thời gian.

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

A. (1), (2), (3), (4), (5).

B. (3), (2), (5), (4), (1).

C. (2), (3), (5), (1), (4).

D. (2), (1), (3), (5) (4).

Hướng dẫn giải

Thứ tự đúng là 

- Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp.

- Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách.

- Thực hiện phép đo thời gian.

- Đặt mắt nhìn đúng cách.

- Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

Chọn đáp án: C

Bài 2: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?

A. Không hiệu chỉnh đồng hồ.

B. Đặt mắt nhìn lệch.

C. Đọc kết quả chậm.

D. Cả 3 nguyên nhân trên,

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án: D

Bài 3: Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn của em.

Hướng dẫn giải

-  Khoảng thời gian đi bộ từ cổng trường vào lớp học khá ngắn,  để chính xác nên dùng loại đồng hồ bấm giây

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
  • Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo; ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
  • Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian bằng đồng hồ và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
  • Đo được thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 30 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 30 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 30 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.1 trang 16 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.2 trang 16 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.3 trang 16 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.4 trang 16 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.5 trang 17 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.6 trang 17 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.7 trang 17 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 6 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF