YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp


Bài học dưới đây sẽ giúp các em hiểu về một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp. Qua đó các em hãy ý thức được tầm quan trọng của mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự cần thiết tách các chất ra khỏi hỗn hợp

Tìm hiểu hệ thống lọc nước giếng bị nhiễm phèn

Hệ thống lọc nước giếng bị nhiễm phèn

Hình 16.1. Hệ thống lọc nước giếng bị nhiễm phèn

Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở dạng các hỗn hợp khác nhau. Tuỳ vào mục đích sử dụng, người ta sẽ tách các chất ra khỏi nhau theo nhiều cách khác nhau.

1.2. Một số phương pháp đơn giản tách các chất ra khỏi hỗn hợp

- Một số phương pháp vật lí thường dùng để tách các chất ra khỏi hỗn hợp:

- Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.

- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.

- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất.

1.3. Thực hành tách chất

Thực hành phương pháp lọc

- Thí nghiệm 1: Tách sulfur (lưu huỳnh) ra khỏi hỗn hợp sulfur và nước

+ Bước 1: Lắp dụng cụ như hình 16.3.

Phương pháp lọc

Hình 16.3. Phương pháp lọc

+ Bước 2: Rót hỗn hợp theo đũa thuỷ tinh vào phễu có gấp giấy lọc.

+ Bước 3: Phần chất rắn màu vàng sulfur không tan sẽ ở lại trong phễu, nước sẽ chảy qua phễu xuống bình đựng nước lọc hứng dưới phễu.

1.4. Thực hành phương pháp cô cạn

Thí nghiệm 2: Tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối

Phương pháp cô cạn dung dịch muối ăn

Hình 16.4. Phương pháp cô cạn dung dịch muối ăn

- Bước 1: Lắp dụng cụ như hình 16.4.

- Bước 2: Đặt bát sứ đựng dung dịch muối lên kiểng đun.

- Bước 3: Đun sôi dung dịch cho đến khi cô cạn, nước bay hơi hết, thu được chất rắn là muối ăn.

1.5. Thực hành phương pháp chiết

Thí nghiệm 3: Tách dầu ăn ra khỏi nước

Tách chất bằng phễu chiết

Hình 16.5. Tách chất bằng phễu chiết

- Bước 1: Lắp dụng cụ như hình 16.5.

- Bước 2: Mở khoá cho nước chảy từ từ xuống bình tam giác.

- Bước 3: Quan sát đến khi dầu ăn chạm khoá thì đóng khoá.

Các phương pháp lọc, cô cạn và chiết là những phương pháp đơn giản để tách các chất ra khỏi hỗn hợp. Tuỳ vào tính chất của các hỗn hợp mà chọn lựa phương pháp tách phù hợp.

Bài tập minh họa

Bài 1: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lần trong nước?

A. Lọc.

B. Dùng máy li tâm.

C Chiết.

D. Cô cạn.

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án: A

=>  Phương pháp lọc là phương pháp đơn giản nhất để tách cát ra khỏi nước.

Bài 2: Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?

A. Lọc chất tan trong nước.

B. Lọc chất không tan trong nước.

C. Lọc và giữ lại khoáng chất.

D. Lọc hoá chất độc hại.

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án: B

=> Lõi bông có tác dụng lọc và giữ lại các chất không tan trong nước trên bề mặt lõi,

Bài 3: Chỉ với một chai nhựa 500 ml và một ống tio có khoá của dây chuyển dịch cho người ốm, em hãy vẽ sơ đồ thiết kế dụng cụ để chiết tách dầu ăn lẫn trong nước.

Hướng dẫn giải

 - Lấy chai nhựa và khoan một lỗ vừa bằng ống tio ở sát đáy. Lấy ống tio có khoá rồi luồn vào sát đáy chai nhựa, dùng keo gần chật Ống tio vào chai. Như vậy, ta sẽ được dụng cụ chiết dầu ăn ra khỏi nước.

Bài 4: Mẹ của bạn Lan là giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Trong một lần hai mẹ con làm bánh, mẹ bạn đã trộn đường trắng với bột mì, sau đó hỏi Lan: Làm thế nào để tách riêng hỗn hợp đường và bột mì? Em hãy giúp Lan trả lời câu hỏi này?

Hướng dẫn giải

- Để tách riêng bột mì và đường ta có thể hoà tan cả hỗn hợp vào nước rồi đổ tất cả lên phễu có chứa giấy lọc, đặt trên cốc thủy tính. Vì đường tan trong nước nên sẽ theo nước chảy xuống cốc, bột mì bị giữ lại trên giấy lọc. Cô cạn phần nước đường bằng cách đưa cách thủy ta sẽ thu được đường ở dạng rắn.

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.
  • Trình bày được một số phương pháp đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.
  • Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 5 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 5 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 81 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 trang 81 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 trang 82 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 3 trang 82 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 4 trang 82 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 5 trang 83 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 6 trang 83 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 7 trang 83 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 8 trang 83 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 9 trang 83 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập trang 83 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Trả lời Vận dụng trang 84 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 84 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 84 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 84 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 84 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.1 trang 54 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.2 trang 54 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.3 trang 54 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.4 trang 54 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.5 trang 54 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.6 trang 55 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.7 trang 55 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.8 trang 55 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.9 trang 55 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.10 trang 55 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.11 trang 55 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.12 trang 56 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.13 trang 56 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.14 trang 56 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.15 trang 56 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.16 trang 56 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 16.17 trang 56 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 16 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON