Hoc247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh nội dung bài Bài 12: Một số vật liệu môn Khoa học tự nhiên bên dưới đây. Tài liệu cung cấp cho học sinh một cái nhìn tổng quan về nhiên liệu, giúp các em rèn luyện kĩ năng thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vật liệu
- Từ xưa, con người dùng vật liệu tự nhiên như đá, gỗ làm dụng cụ lao động
- Ngày nay, con người chế tạo ra những vật liệu không có trong tự nhiên như gốm, sứ, thủy tinh…
+ Nhựa, thủy tinh hữu cơ là vật liệu phổ biến để sản xuất đồ gia dụng
+ Gang, thép (chứa sắt) được dùng làm vỏ tàu thuyền, khung nhà…
1.2. Tính chất và ứng dụng của vật liệu
- Mỗi loại vật liệu có tính chất khác nhau
⇒ Nên dựa vào tính chất để lựa chọn vật liệu cho vật dụng mong muốn
Ví Dụ: Nồi nấu bằng kim loại (dẫn nhiệt tốt) có quai cầm bằng gỗ (vật dẫn nhiệt kém) để không bị bỏng khi cầm
1.2.1. Tìm hiểu khả năng dẫn điện của vật liệu
+ Dẫn điện tốt: kim loại,
+ Dẫn điện kém: nhựa, gỗ…
1.2.2. Tìm hiểu khả năng dẫn nhiệt của vật liệu
+ Dẫn nhiệt tốt: kim loại
+ Dẫn nhiệt kém: gốm, cao su…
- Ngoài ra các vật liệu còn có những tính chất khác
1.3. Thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình
Là học sinh, các em cần:
- Sử dụng lại hoặc tái chế những vật dụng cũ như: đồ điện, chai lọ (làm vật trang trí), túi nilong, rau củ quả hỏng (làm phân bón)
- Hạn chế rác thải và phân loại rác khi bỏ đi
Bài tập minh họa
Câu 1: Lấy 2 ví dụ về một vật dụng có thể làm bằng nhiều vật liệu.
Hướng dẫn giải
Ví dụ 1: Xoong được làm ra từ kim loại, nhựa (phần tay cầm), thủy tinh (phần vung)
Ví dụ 2: Bàn học được làm ra từ gỗ, nhựa, sắt.
Câu 2: Hãy cho biết sử dụng một số đồ dùng trong gia đình sao cho an toàn (tránh bị bỏng, tránh bị điện giật,…).
Hướng dẫn giải
Sử dụng một số đồ dùng trong gia đình sao cho an toàn (tránh bị bỏng, tránh bị điện giật,…) cần:
+ Vật dụng dẫn điện phải có bọc cách điện để tránh bị điện giật.
+ Vật dụng dẫn nhiệt phải có phần lót, phần cầm nắm cách nhiệt để tránh bị bỏng.
+ Vật dụng bằng thủy tinh, gốm sứ thận không làm vỡ để tránh gây thương tích.
Luyện tập
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu.
- Đề xuất được phương án tìm hiểu tính chất của một số vật liệu.
- Nêu được cách sử dụng vật liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Thế nào là vật liệu?
- A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
- B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...
- C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
- D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
-
- A. Vì gang được sản xuất ít hơn thép.
- B. Vì gang khó sản xuất hơn thép
- C. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép.
- D. Vì gang giòn hơn thép.
-
Câu 3:
Mô hình 3R có nghĩa là gì?
- A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
- B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
- C. Sử dụng các vật liệu Ít gây ô nhiễm môi trường.
- D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 42 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 42 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 44 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 45 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 12.1 trang 22 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 12.2 trang 22 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 12.3 trang 22 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 12.4 trang 22 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 12.5 trang 22 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 12.6 trang 23 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 12.7 trang 23 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 12.8 trang 23 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 12.9 trang 23 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 12.10 trang 23 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 12 Khoa học tự nhiên 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!