YOMEDIA
NONE

Vì sao xương người già giòn và dễ gãy hơn trẻ em

I,Lý thuyết:

Câu 1:Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu ?

Câu 2: Trình bày cơ chế của quá trình đông máu ? Vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ bị đông nhưng khi ra khỏi mạch lại bị đông?

Câu 3: Nêu đặc điểm các nhóm máu ở người? Viết sơ đồ truyền máu?

Câu 4: Bạch cầu tạo ra những hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể ntn?

Câu 5: Vì sao xương người già giòn và dễ gãy hơn trẻ em?

Câu 6: Trình bày các cơ quan trong hệ hô hấp của người và nêu chức năng của chúng? Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?

Câu 7: Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có dung tích sống lí tưởng ?

Câu 8: Trình bày quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non?

Câu 9: Em hiểu như thế nào về nghĩa đen(theo mặt sinh học) của câu thành ngữ "nhai kĩ no lâu"? Vậy trong khi ăn em cần chú ý điều gì?

Câu 10:Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể như thế nào ?

II,Thực hành

Câu 1:Khi gặp người bị ngã gãy xương cánh tay, thì em cần làm gì để sơ cứu và băng bó cho người đó?

Câu 2: Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực?

-------------------------------

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Câu 5:

    Xương khớp bị thoái hóa không ngừng ngay từ khi chúng ta bắt đầu biết vận động. Nhưng khi còn trẻ, sự thoái hóa đó sẽ được bù đắp bằng quá trình tái tạo mô xương mới. Tuổi càng cao thì thoái hóa càng nhanh, còn tái tạo lại dần chậm đi khiến xương khớp không còn được như trước.

    Người ta cho rằng, càng về già thì chất collagen và lượng canxi – 2 thành phần đặc biệt quan trọng tạo nên độ rắn chắc của xương càng giảm đi. Đây không chỉ là một quá trình tất yếu của thời gian, mà nó còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng rượu bia và chất kích thích, xương khớp phải vận động quá nhiều ở tuổi trung niên khiến quá trình lão hóa đến sớm hơn dự định.

    Điều đó giải thích vì sao xương người già giòn và dễ gãy, tất cả chúng ta đều gặp phải hiện tượng này dù có tích cực phòng tránh bằng cách nào đi nữa.

    Không chỉ giòn và dễ gãy, các vết thương xương khớp của người già còn rất khó lành do việc tái tạo tế bào xương và trao đổi chất kém. Do đó, người già cần phải hết sức cẩn thận trong các hoạt động, tránh làm việc quá sức, không đi đến những nơi có bề mặt gồ ghề, địa hình hiểm trở hoặc trơn trượt.

    Câu 9:

    Về mặt sinh học: khi nhai kĩ, thức ăn được nghiền nát thành những mảnh nhỏ, sẽ dễ thấm dịch vị và enzyme, dẫn tới hiệu quả tiêu hóa thức ăn cao, bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể nên no được lâu. Ngoài ra, thức ăn được nghiền nhỏ ở miệng sẽ góp phần giảm gánh nặng cho dạ dày, cơ thể đỡ tiêu tốn năng lượng cho hoạt động tiêu hóa cơ học ở dạ dày.
    - Nhai kỹ no lâu là hiện tượng thức ăn khi được vài miệng lúc ăn,cơ thể chúng ta sẽ tiết ra một loại enzim (nước bọt),tiêu hoá thức ăn trước khi đy xuống dạ dày

    - Nhai kỹ khiến cho dễ phân hủy các chất tinh bột ->glucozo, dễ hấp thụ tại ruột non, khi thức ăn dc vận chuyển xuống dạ dày thì dạ dày lại tiết ra một chất enzim nữa,tạo cho ta một cảm giác đói,muốn ăn. Ăn lâu thì dạ dày hok tiết chất enzim này nữa, khiến cho ta có cảm giác no,đầy bụng->no lâu.

    - Trong khi ăn cần ăn chậm nhai kĩ

    Câu 10:

    Một người bị triệu chứng thiếu axil trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau :

    Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức án sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn? thức ãn sẽ khống đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa cùa ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.

      bởi Huệ Nguyễn 19/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF