YOMEDIA
NONE

Phân biệt tật cận thị và viễn thị

Phân biệt tật cận thị và viễn thị

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Cận thị Là mắt có công suất khúc xạ quá mạnh so với chiều dài nhãn cầu, vì thế các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc. Nói cách khác, mắt cận thị có tiêu điểm sau trước võng mạc. Ảnh sẽ mờ đi. Có 2 loại cận thị: Cận thị trục (cận thị đơn thuần) như đã nói trên, là sự mất quân bình giữa chiều dài của mắt và lực khúc xạ của nó. Nhưng 2 chỉ số này vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Đây là loại cận thị thường gặp, bắt đầu ở lứa tuổi đi học, nhỏ hơn 6 độ, không có những tổn thương thực thể ở mắt. Cận thị bệnh lý: chiều dài của mắt, quá giới hạn bình thường. Cận trên 6 độ, có thể 20 - 30 độ. Có những tổn thương, hư biến ở mắt, có tính di truyền. Viễn thị Là mắt có công suất khúc xạ kém so với chiều dài của mắt, vì thế các tia sáng vào mắt sẽ hội tụ sau võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau nằm sau võng mạc. Nhìn vật thấy mờ, không rõ nét. Nguyên nhân phổ biến của viễn thị là trục nhãn cầu ngắn. Ở trẻ em mới sinh thường có một độ viễn thị nhẹ từ 2 - 3 độ. Trong quá trình phát triển, cùng với sự trưởng thành của cơ thể, nhãn cầu cũng dài thêm ra, mắt sẽ trở thành chính thị. Nếu sự phát triển này không trọn vẹn sẽ gây nên viễn thị. Loạn thị Là mắt có hệ quang học không phải là lưỡng chất cầu. Nghĩa là bề mặt giác mạc không phải đồng nhất hình cầu mà có những kinh tuyến với các đường kính khác nhau. Do đó ảnh của một điểm qua hệ quang học này không phải một điểm mà là một đường thẳng. Như vậy viễn thị và loạn thị khác nhau về khúc xạ. Mắt loạn thị có thể đi cùng với cận và viễn thị. Điều chỉnh kính cho mắt loạn thị phức tạp hơn so với mắt cận và viễn.

      bởi Nguyễn Dương 08/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON