YOMEDIA
NONE

Huyết áp và chứng sơ vữa mạch máu. Em hểu gì về chúng

Hai người có chỉ số huyết áp là 120/80mmHg, 180/120mmHg, em hiểu các chỉ số đó ntn? Chỉ số huyết áp phản ánh điều j? Tại sao ng mắc bệnh huyết áp ko nên ăn mặn? Em hiểu ntn về chứng sơ vữa mạch máu?

Giúp mình nha! Sắp thi rùi! Thanhs!smiley

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • * Người thứ nhất có chỉ số huyết áp là 120/80mmHg đang bị "tiền tăng huyết áp". Đây là một dấu hiệu báo động người thú nhất cần thay đổi lối sống lành mạnh ơn cho tim mạch.Chỉ số này chưa được coi là cao huyết áp nhưng chỉ số này tăng nguy cơ bị cao huyết áp và các bệnh về tim cũng như đột quỵ.

    * Người thứ hai có chỉ số huyết áp là 180/120mmHg đang ở vùng NGUY HIỂM trong các phần độ của cao huyết áp. Điều này cho thấy người thứ hai đang mắc một bệnh nghiêm trọng và đòi hỏi được điều trị ngay lập tức.

    * Ý nghĩa của chỉ số huyết áp:

    Kết quả đo huyết áp gồm 2 con số trông như một phân số (VD như 120/80):

    – Số ở phía trên được gọi là huyết áp tối đa (hay huyết áp tâm thu) mang ý nghĩa thể hiện áp lực lên động mạch khi cơ tim co lại.

    – Số ở phía dưới được gọi là huyết áp tối thiểu (hay huyết áp tâm trương) đại diện cho huyết áp của bạn khi cơ tim nghỉ giữa các lần co bóp.

    Nếu chỉ số này càng cao, điều đó càng chứng tỏ công sức hoạt động của tim luôn liên tục mới có thể bơm máu đi khắp cơ thể.

    *Giải thích:

    Cao huyết áp không nên ăn mặn bởi trong thành phần của các món ăn mặn giàu natri –chất này làm tăng tính thấm của màng tế bào. Ion natri khi đó sẽ dễ dàng chuyển nhiều hơn vào tế bào cơ trơ của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng lực tương của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Việc ăn nhiều muối mà kết hợp với các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ càng làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ renin – angiotensin dẫn đến tăng tái hấp thụ natri ở ống thận. Ion natri vào nhiều trong tế bào của cơ trơn gây co mạch, thăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.

    *Chứng sơ vữa mạch máu:

    1. ​​Khái niệm:Xơ vữa động mạch là bệnh tác động đến động mạch (cũng như tĩnh mạch nếu nó được phẫu thuật di chuyển đến nơi khác để làm chức năng của động mạch). Về mặt đại thể, nó có biểu hiện là thành mạch máu trở nên "xơ cứng" bởi các sang thương được gọi là mảng xơ vữa phát triển trong thành mạch. Vào giai đoạn muộn, mảng xơ vữa có thể gây hẹp lòng mạch và làm hạn chế lưu lượng máu trong đó. Nó cũng có thể vỡ ra và trôi theo dòng máu làm tổn thương các mô và cơ quan bên dưới. 
    • Nguyên nhân:

    -Do thừa cholesterol: ăn nhiều thức ăn chứa lipid, các bệnh về gan,mật, rối loạn nội tiết dẫn đến giảm chuyển hóa và thoái hóa cholesterol.
    -Do thiếu thụ thể tiếp nhận lipoprotein: các LDL,VLDL không có thụ thể gắn để vận chuyển vào mô nên di chuyển tự do trong máu và thấm vào thành mạch gây xơ vữa.
    -Do tăng lipoprotein (a): lipoprotein (a) có chức năng tương tự LDL nhưng cấu trúc lại giống plasminogen, dẫn đến 2 cơ chế gây xơ vữa-vừa tăng vận chuyển cholesterol từ gan đến mô, vừa ức chế cạnh tranh với plasminogen, ngăn cản sự tiêu các các máu động hình thành từ mảng xơ vữa.

    +Mảng xơ vữa gây bít hẹp lòng mạch, làm giảm lưu lượng máu qua mạch

    +Mạch máu hóa xơ, kém đàn hồi, bị vỡ gây xuất huyết, dẫn đến xuất huyết não, sốc mất máu,...

    +Mảng xơ vữa di chuyển theo dòng máu và bị tắc lại ở các mạch máu nhỏ, gây nhồi máu cơ tim, nhồi máu não,...

    • Yếu tố nguy cơ:

      Xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch thường gặp ở những đối tượng có nguy cơ sau:.

      - Tăng huyết áp

      - Tiểu đường

      - Hút thuốc lá

      - Béo phì

      - Nghiện bia, rượu

      - Người cao tuổi.

      bởi Nguyễn Phạm Việt Hoàng 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF