YOMEDIA
NONE

Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật

Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật? Điều kiện để xuất hiện một quan hệ pháp luật?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (6)

  • Trong XH luôn tồn tại mối quan hệ giữa các chủ thể, người ta gọi đó là quan hệ XH, quan hệ XH diễn ra ở nhiều lĩnh vực nhưng cơ bản là ở lĩnh vực vật chất và tinh thần, các quan hệ này cần thiết phải có sự điều chỉnh nếu ko các quan hệ sẽ phát triển tự nhiên dẫn đến lệch lạc có thể ko theo hướng thỏa mãn giai cấp thống trị. Các quan hệ XH phong phú nên cần dùng nhiều loại quy phạm điều chỉnh: đạo đức, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, qui phạm pháp luật...

    Hiệu quả tác động của các quy phạm pháp luật lên các quan hệ XH là khác nhau, trong đó việc dùng pháp luật để tác động lên các quan hệ XH là thu được kết quả cao nhất, nó làm cho các chủ thể tham gia vào quan hệ đó được hưởng những quyền và gánh vác nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể mang tính pháp lý.

    *Định nghĩa quan hệ pháp luật:

    Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật điều chỉnh. Nó làm cho các chủ thể tham gia vào quan hệ đó được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó được nhà nước đảm bảo thực hiện.

    *Đặc điểm của quan hệ pháp luật:

    • Quan hệ pháp luật là loại quan hệ tư tưởng của kiến trúc thượng tầng.
    • Quan hệ pháp luật là quan hệ mang tính ý chí và được thể hiện:
      • Ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó (cụ thể là các quan hệ hợp đồng. VD: quan hệ mua bán của 2 bên)
      • Ý chí của nhà nước: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh mà quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và thể hiện ý chí của nhà nước.

    Trong một số quan hệ pháp luật đặc biệt thì nhà nước tham gia với tư cách là một chủ thể và việc tham gia vào quan hệ đó là hoàn toàn thể hiện ý chí của nhà nước. (VD: Nhà nước tham gia xử các vụ án vi phạm pháp luật giết người)

    • Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở của quy phạm pháp luật. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điểu chỉnh. Như vậy, một quan hệ xã hội chỉ trở thành quan hệ pháp luật khi có một quy phạm pháp luật tác động lên quan hệ đó và như vật chúng ta có thể hiểu: Quan hệ pháp luật chính là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội.
    • Quan hệ pháp luật được tạo bởi những quuyền và nghĩa vụ của chủ thể khi các chủ thể tham gia vào quan hệ đó tức là khi tham gia vào một quan hệ xã hội được điểu chỉnh thì các chủ thể sẽ được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó sẽ được nhà nước đảm bảo thực hiện.

    *Điều kiện để xuất hiện một quan hệ pháp luật:
    Hội đủ 3 điều kiện sau thì sẽ xuất hiện quan hệ pháp luật:

    • Chủ thể pháp luật
    • Quy phạm pháp luật
    • Sự kiện pháp lý
      bởi bach dang 20/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Khái niệm quan hệ pháp luật

         Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật.

    - Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh

    - Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội

    - Quan hệ pháp luật mang tính ý chí nhà nước

    - Quan hệ pháp luật có cơ cấu chủ thể xác định

    - Quan hệ pháp luật là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó có quyền, nghĩa vụ pháp lý và được nhà nước đảm bảo thực hiện

      bởi -=.=- Gia Đạo 27/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • .

      bởi Đinh Trí Dũng 01/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật:
    a) Khái niệm:
        QHPL là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, trong đó các bên tham gia có các quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
    b) Các đặc điểm của QHPL:
      - Là quan hệ xã hội có ý chí: Xuất hiện trên cơ sở ý chí nhà nước va ý chí của các bên tham gia quan hệ. Vì vậy, các bên tham gia quan hệ pháp luật khác với các bên tham gia quan hệ xã hội thông thường.
     - Xuất hiện trên cơ sở các QHPL- tức là trên cơ sở ý chí nhà nước. Vì thế, QHPL mang tính giai cấp sâu sắc.
     -Nội dung của QHPL được cấu thành bởi các quyền. nghĩa vụ pháp lý và việc thực hiện được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước.
    2. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL:quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý.
    a) Quy phạm pháp luật
     Đây là căn cứ lam phát sinh, thay đổi, chấm dứt một QHPL. Một quan hệ xã hội chỉ trở thành QHPL khi có QHPL quy định quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ, nghĩa là các quyền chủ thể, nghĩa vụ pháp lý của  các bên tham gia quan hệ được NN xác lập và đảm bảo thực hiện.
    b) Sự kiện pháp lý:
    *khái niệm: Sự kiện pháp lý là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống trong đời sống thực tế được chỉ ra trong phần giả định của QPPL với sự tồn tại của nó.
    *Phân loại sự kiện pháp lý:
     Theo tiêu chuẩn ý chí thì sự kiện pháp lý được phân làm 2 loại:
    - Sự biến pháp lý: là những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, sinh tử, tình trạng sức khỏe của con người hay sự luân chuyển của thời gian xảy ra không phụ thuộc ý chí con người.
    - Hành vi: là những sự kiện sảy ra theo ý chí của con người, là hình thức biểu thị ý chí của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động. Có 2 dạng hành vi:
            +Hành vi hợp pháp.
            +Hành vi không hợp pháp.

      bởi Nguyễn Đức Thuận 02/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF