YOMEDIA
NONE

Em hãy cảm nhận nỗi nhớ rừng của chúa tể sơn lâm qua bài thơ Nhớ rừng

cảm nhận nỗi nhớ rừng của chúa tể sơn lâm qua bài thơ nhớ rừng

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Nhớ rừng” của Thế Lữ là một bài thơ hay. Những ai có chí khí, có khát vọng thoát ra khỏi cuộc sống chật hẹp, tù túng, quẩn quanh, gò bó, tầm thường đều thấy phấn khích khi đọc hay khi nghe ngâm bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ được tác giả đề tặng nhà văn lớn Nhất Linh và có một chú thích rất rõ ràng, cụ thể: “Lời con hổ ở vườn Bách thú”. Đúng vậy. Bài thơ là “lời con hổ” nhưng lại mang tâm trạng của con người. Và, đó không chỉ là tâm trạng của một người, của riêng Thế Lữ mà còn là tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ. Đáng tiếc thay, đó lại là tâm trạng gần như bất lực và bế tắc!

    “Nhớ rừng” mở đầu bằng một nỗi căm hờn, một niềm bi phẫn cao độ:

    Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

    Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,

    Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

    Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm

    Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

    Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

    Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

    Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.​

    Con hổ xót xa khi mình không còn là mình mà chỉ còn là “thứ đồ chơi” và phải “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự”.

    Đúng. Chẳng có nỗi bất hạnh nào lớn hơn khi mình không còn là mình, khi ta không còn là ta, khi đã đánh mất bản ngã, đánh mất cái tôi độc đáo để chỉ còn là một “cái tôi” giả tạo, nhợt nhạt, khốn khổ.

    Và, con hổ chỉ còn biết sống với quá khứ, sống với “thủa (thuở) tung hoành” ngày xưa. Cũng may cho con hổ là hắn còn có một quá khứ hào hùng để mà thương nhớ. Nhờ thế, con hổ may ra quên đi được, dù là trong chốc lát, cái hiện tại “nhục nhằn, tù hãm”:

    Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ

    Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.

    Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già

    Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

    Với khi thét khúc trường ca dữ dội,

    Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

    Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

    Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

    Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,

    Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

    Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,

    Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.​

    Con hổ nhớ mãnh liệt nhất, nhớ quay quắt nhất, nhớ cụ thể nhất là “những đêm vàng bên bờ suối”, “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, “những bình minh cây xanh nắng gội” và “những chiều lênh láng máu sau rừng”:

    Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

    Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

    Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

    Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

    Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?​

    Nhưng, đấy cũng chỉ là quá khứ. Quá khứ dù hào hùng, tươi đẹp bao nhiêu cũng không thể thay thế cho hiện tại. Cũng như con người, con hổ vẫn phải sống với cái hiện tại của nó và con hổ đã không hề mơ hồ, không hề ảo tưởng khi cất lời than vãn:

    Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?​

    Và, con hổ chỉ còn biết “ôm niềm uất hận ngàn thâu (thu)”, một niềm uất hận lớn, niềm uất hận vĩnh cửu và chỉ còn biết ghét, ghét cay ghét đắng, sự trì trệ, sự tầm thường, sự giả dối, sự học đòi, sự bắt chước, …

    Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu

    Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,

    Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:

    Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;

    Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

    Len dưới nách những mô gò thấp kém;

    Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,

    Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu

    Của chốn ngàn năm cao cả, thâm u.​

    Cuối cùng, con hổ chỉ còn biết sống trong mộng, một “giấc mộng ngàn to lớn”, để quên đi thực tại, để được tự do, dù chỉ là trong mộng.

    Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!

    Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,

    Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,

    Nơi ta không còn được thấy bao giờ!

    Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

    Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn

    Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,

    – Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!​

    Như đã nói ở trên, tuy là “lời của con hổ ở vườn Bách thú” nhưng rõ ràng bài thơ là tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ thanh niên Việt Nam cảm thấy bất lực và bế tắc. Ta muốn thấy một con hổ biết phá cũi sổ lồng, một con hổ biết tung người lên, bay qua các hàng rào để tự giải phóng cho mình hay tiêu cực hơn, tự đập đầu vào tường, để tự sát, quyết không chịu sống cảnh “nhục nhằn tù hãm” nhưng con hổ của chúng ta, con hổ của Thế Lữ, không được như thế. Con hổ của chúng ta, con hổ của Thế Lữ, chỉ biết dừng lại ở chỗ: bất bình với hiện tại, xót xa với cái hôm nay, nhớ tiếc quá khứ, mơ mộng đến những ngày tháng đã qua!

    Nhưng, dù sao đi nữa, dù bất lực và bế tắc thì sự bất lực và bế tắc của một con hổ vẫn kì vĩ hơn nhiều, hào hùng hơn nhiều so với sự bất lực và bế tắc của một con sâu hay sự bất lực và bế tắc của một con dòi. Bởi một lẽ đơn giản là con hổ được người ta tôn trọng: người ta gọi con hổ là ông Hổ, ông Hùm, ông Cọp, ông Ba mươi. Ở Phan Rang (Ninh Thuận) có Cầu ông Cọp, ở Hội An (Quảng Nam) có Miếu ông Cọp, v.v…

    Có lẽ, chính vì thế, bài thơ “Nhớ rừng” đã, đang và sẽ còn làm phấn khích nhiều thế hệ người đọc.húng ta cảm ơn nhà thơ đã để lại cho đời một bài thơ độc đáo, bi tráng.

    Chúng ta tin rằng, nhà thơ của chúng ta, con hổ của Thế Lữ, đã về với khu rừng vĩnh cửu của mình, đã chẳng còn phải sống cảnh “nhục nhằn tù hãm” nữa.

      bởi 重要 乗算 19/04/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON