YOMEDIA
NONE

a. Chép tiếp những câu thơ để hoàn thành khổ thơ miêu tả về bức tranh mùa hè sống động, rực rỡ qua sự tưởng tượng của người tù cách mạng. b. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? c. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối rất khác nhau, vì sao? d. Viết đoạn văn lập luận (khoảng 10 câu) theo phép lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ tâm trạng người tù- chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối. Trong đoạn văn có sử dụng một cảm thán (gạch chân và chú thích)

Cho câu thơ:

“Khi con tu hú gọi bầy”

a. Chép tiếp những câu thơ để hoàn thành khổ thơ miêu tả về bức tranh mùa hè sống động, rực rỡ qua sự tưởng tượng của người tù cách mạng.

b. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào?

c. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối rất khác nhau, vì sao?

d. Viết đoạn văn lập luận (khoảng 10 câu) theo phép lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ tâm trạng người tù- chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối. Trong đoạn văn có sử dụng một cảm thán (gạch chân và chú thích)

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • a.Khi con tu hú gọi bầy
    Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
    Vườn râm dậy tiếng ve ngân
    Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
    Trời xanh càng rộng càng cao
    Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

    b.Nhan đề “Khi con tu hú” có thể được hiểu là một cụm từ chỉ thời gian, tiếng tu hú là một tín hiệu, báo hiệu mùa hè đến.Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi mùa hè đến,thiên nhiên tươi đẹp của mùa hè đến và cũng bắt đầu cho mạch cảm xúc bức bối tột độ và khao khát tự do cháy bỏng của tác giả.trong chốn ngục tù ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng khát khao cháy bỏng được tự do.

    c.Tiếng chim tu hú mở đầu : Sức sống mãnh liệt,tràn trề nhựa sống,nỗi niềm tự do cháy bỏng được thể hiện một cách rõ nét,sâu sắc.

    Tiếng chim tu hú kết thúc: lời giục giã,nhắc nhở tới nghịch cảnh của nhà thơ,tâm trạng và khát khao có được tự do bấy lâu của người chiến sĩ cách mạng.

    d. Trong bốn câu thơ cuối tâm trạng người tù - chiến sĩ hiện lên với Cảm xúc ngột ngạt, khao khát được tự do, đến với thiên nhiên, bầu trời, giọng điệu bực bội nhấn mạnh các từ ngữ cảm thán như: hè ôi, làm sao, hết uất thôi. Cùng với động từ muốn, đạp và nhịp thơ ngắt quãng nhanh 6/2, 3/3.Tất cả những điều đó cho thấy tâm trạng bực bội, bức bối của người tù, khao khát được sống tự do.Trong 4 câu cuối bài thơ khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên nhưng chỉ là trong trí tưởng tượng của nhà thơ khi đang trong nhà tù Thừa Phủ.Nó giúp truyền đến cho người đọc cảm giác ngột ngạt tới cao độ của nhà thơ và khát khao cháy bỏng được trở về với tự do, với đồng đội.

    Bài thơ mở đầu bằng tiếng tu hú, kết thúc cũng bằng tiếng tu hú:Đầu bài thơ: Tiếng chim là tiếng gọi của tự do, của bầu trời bao la, đầy sức sống.Kết bài thơ: Tiếng chim lại khiến người tù cảm thấy đau khổ, bực bội hơn bao giờ hết vì bị giam cầm trong bốn bức tường nhà giam. Cả hai tiếng chim đều gợi lên sự tự do, biểu tượng cho sự sống, khiến người tù phải bồn chốn, mong mỏi được thoát ra ngoài chốn lao tù để hòa mình vào tự do.Tiếng chim còn là lời thúc giục hối hả về sự tự do.Ôi sự tự do thật xa vời làm sao! (Mở bài và kết bài bạn có thể dựa vào đề để viết nhé )

      bởi Lê Thị Mai Anh 24/03/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF