YOMEDIA
NONE

Phân biệt đặc điểm của các thể loại nghị luận trung đại

1.phân biệt đặc điểm của các thể loại nghị luận trung đại

2. Sự phát triển ý thức độc lập dân tộc qua 3 văn bản : Chiếu dời đô, hịch tướng sĩ , nước đại việt ta

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  •  

     

    a. Chủ nghĩa yêu nước:

     

    Văn hóa Ðại Việt, văn chương Ðại Việt khởi nguồn từ truyền thống sản xuất và chiến đấu của tổ tiên, từ những thành tựu văn hóa và từ chính thực tiễn hàng nghìn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Bắc.

     

    Hiếm thấy một dân tộc nào trên thế giới lại phải liên tục tiến hành những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm như dân tộc Việt Nam. Nhà Tiền Lê, nhà Lý chống Tống. Nhà Trần chống Nguyên Mông. Nhà Hậu Lê chống giặc Minh. Quang Trung chống giặc Thanh. Những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại được tiến hành trong trường kỳ lịch sử nhằm bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc không những tôi luyện bản lĩnh dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tin, khí thế hào hùng của dân tộc mà còn góp phần làm nên một truyền thống lớn trong văn học Việt Nam: Chủ nghĩa yêu nước.

     

    Ðặc điểm lịch sử đó đã quy định cho hướng phát triển của văn học là phải luôn quan tâm đến việc ca ngợi ý chí quật cường, khát vọng chiến đấu, chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức trách nhiệm của những tấm gương yêu nước, những người anh hùng dân tộc quên thân mình vì nghĩa lớn. Có thể nói, đặc điểm này phản ánh rõ nét nhất mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử dân tộc và văn học dân tộc.

     

    Quá trình đấu tranh giữ nước tác động sâu sắc đến sự phát triển của văn học, bồi đắp, phát triển ý thức tự hào dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ. Cho nên, chế độ phong kiến có thể hưng thịnh hay suy vong nhưng ý thức dân tộc, nội dung yêu nước trong văn học vẫn phát triển không ngừng.

     

    Các tác phẩm văn học yêu nước thời kỳ này thường tập trung thể hiện một số khía cạnh tiêu biểu như:

     

    - Tình yêu quê hương

     

    - Lòng căm thù giặc

     

    - Yï thức trách nhiệm

     

    - Tinh thần vượt khó, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc

     

    - Ý chí quyết chiến, quyết thắng

     

    - Ðề cao chính nghĩa của người Việt Nam trong những cuộc kháng chiến.

     

    b. Chủ nghĩa nhân đạo

     

    Văn học do con người sáng tạo nên và tất yếu nó phải phục vụ trở lại cho con người. Vì vậy, tinh thần nhân đạo là một phẩm chất cần có để một tác phẩm trở thành bất tử đối với nhân loại. Ðiều này cũng có nghĩa là, trong xu hướng phát triển chung của văn học nhân loại, VHTÐVN vẫn hướng tới việc thể hiện những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo như:

     

    - Khát vọng hòa bình

     

    - Nhận thức ngày càng sâu sắc về nhân dân mà trước hết là đối với những tầng lớp thấp hèn trong xã hội phân chia giai cấp

     

    - Ðấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống của con người, chống lại ách thống trị của chế độ phong kiến.

     

    - Ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động

     

     

    - Tố cáo mạnh mẽ và đấu tranh chống những thế lực phi nhân.

      bởi B Ming_ 07/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Mở bài:

    - Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

    - Nêu vấn đề: ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta" ("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).

    Thân bài:

    *Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong:"Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ" và "Nước Đại Việt ta" là sự phát triển liên tục, ngày càng phong phú, sâu sắc và toàn diện hơn.

    a. Trước hết là ý thức về quốc gia độc lập, thống nhất với việc dời đô ra chốn trung tâm thắng địa ở thế kỉ XI (Chiếu dời đô).

    - Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị:

    + Thể hiện ở mục đích của việc dời đô.

    + Thể hiện ở cách nhìn về mối quan hệ giữa triều đại, đất nước và nhân dân.

    - Khí phách của một dân tộc tự cường:

    + Thống nhất giang sơn về một mối.

    + Khẳng định tư cách độc lập ngang hàng với phong kiến phương Bắc.

    + Niềm tin và tương lai bền vững muôn đời của đất nước.

    b. Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao hơn thành quyết tâm chiến đấu, chiến thắng ngoại xâm để bảo toàn giang sơn xã tắc ở thế lỉ XIII (Hịch tướng sĩ).

    - Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc:

    + Ý chí xả thân cứu nước...

    - Tinh thần quyết chiến, quyết thắng:

    + Nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực chăm lo luyện tập võ nghệ.

    + Quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên vì sự sống còn và niềm vinh quang của dân tộc.

    c. Ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao nhất qua tư tưởng nhân nghĩa vì dân trừ bạo và quan niệm toàn diện sâu sắc về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt (Nước Đại Việt ta).

    - Nêu cao tư tưởng "nhân nghĩa", vì dân trừ bạo...

    - Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc:

    + Có nền văn hiến lâu đời.

    + Có cương vực lãnh thổ riêng.

    + Có phong tục tập quán riêng.

    + Có lịch sử trải qua nhiều triều đại.

    + Có chế độ chủ quyền riêng với nhiều anh hùng hào kiệt.

    Tất cả tạo nên tầm vóc và sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược, lập nên bao chiến công oanh liệt...

    Kết bài:.

    - Khẳng định vấn đề...

     

    - Suy nghĩ của bản thân....

      bởi B Ming_ 07/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON