YOMEDIA
NONE

Viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề Dù phải sống trong hoàn cảnh túng quẫn...

Cho câu chủ đề sau :

" Dù phải sống trong hoàn cảnh túng quẫn nhưng Lão Hạc vẫn luôn là người nông dân có 1 nhân cách cao đẹp "

a, Viết tiếp câu trên thành 1 đoạn văn diễn dịch

b, Sau đó chuyển đoạn văn diễn dịch thành quy nạp

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • *** Đoạn văn diễn dịch:

    Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Sống thì âm thầm nghèo đói, cô đơn; chết thì quằn quại đau đớn. Tuy thế lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu trong sạch, tự trọng.....Lão Hạc đã tìm đến cái chết mặc dù trong tay vẫn còn mấy chục đồng bạc, không kể mảnh vườn đáng giá mà không ít người nhòm ngó. Bất đắc dĩ lão phải bán chó; bán xong rồi, lão đau đớn, lương tâm dằn vặt "thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa 1 con chó". Ba sào vườn lão gửi lại nguyên vẹn cho con trai như 1 lời nguyền đinh ninh: "Cái vườn là của con ta....của mẹ nó tậu thì nó hưởng". Trước khi chết, lão gửi lại ông giáo mảnh vườn cho con và gửi lại 30 đồng cho hàng xóm. Lão thà nhịn đói chứ không tiêu xu nào vào món tiền mà lão cậy ông giáo cầm giúp đó.Với lòng tự trọng cao độ và nhân cách hết sức trong sạch, lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về cái xác già của mình, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành dụm bằng nhịn ăn, nhịn tiêu của lão, để nhờ ông giáo đưa ra nói với bà con hàng xóm lo giúp cho khi lão chết. Khi đã đem gửi hết đồng tiền cuối cung, lão chỉ còn ăn uống đói khát qua bữa, bằng khoai ráy, củ chuối, rau má,... nhưng lại kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác, kể cả sự giúp đỡ của ông giáo mà chắc lão hiểu là rất thân tình. Nam Cao đã tinh tế đưa nhân vật Binh Tư, 1 kẻ "làm nghề ăn trộm" ở phần cuối truyện tạo nên 1 sự đối xứng đặc sắc, làm nổi bật tấm lòng trong sạch, tự trọng của lão Hạc_1 lão nông chân quê đáng trọng. Lão Hạc dù nghèo đói vẫn quyết sống bằng bàn tay lao độngcủa mình trong khi ở xã hội đó có nhiều người đã bị ngã quỵ trước bản năng (cái đói và miếng ăn) như Chí Phào, Binh Tư, Lang Rận,... Với cái chết đau đớn và dữ dội mà lão Hạc tự chọn, ra đi vẫn giữ được tâm hồn thanh thản, nhân cách trong sạch, lão Hạc đã trở thành 1 vị thánh. Là 1 lão nông cùng khổ, lão Hạc đã thể hiện 1 khí tiết cao quý, có nhân phẩm rất cao. Lão là con người của câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm", "thà thác còn hơn sống đục". Đó cũng là 1 nhân cách đáng trọng của người lao động nghèo.

    *** Đoạn văn quy nạp:

    Lão Hạc đã tìm đến cái chết mặc dù trong tay vẫn còn mấy chục đồng bạc, không kể mảnh vườn đáng giá mà không ít người nhòm ngó. Bất đắc dĩ lão phải bán chó; bán xong rồi, lão đau đớn, lương tâm dằn vặt "thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa 1 con chó". Ba sào vườn lão gửi lại nguyên vẹn cho con trai như 1 lời nguyền đinh ninh: "Cái vườn là của con ta....của mẹ nó tậu thì nó hưởng". Trước khi chết, lão gửi lại ông giáo mảnh vườn cho con và gửi lại 30 đồng cho hàng xóm. Lão thà nhịn đói chứ không tiêu xu nào vào món tiền mà lão cậy ông giáo cầm giúp đó.Với lòng tự trọng cao độ và nhân cách hết sức trong sạch, lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về cái xác già của mình, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành dụm bằng nhịn ăn, nhịn tiêu của lão, để nhờ ông giáo đưa ra nói với bà con hàng xóm lo giúp cho khi lão chết. Khi đã đem gửi hết đồng tiền cuối cung, lão chỉ còn ăn uống đói khát qua bữa, bằng khoai ráy, củ chuối, rau má,... nhưng lại kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác, kể cả sự giúp đỡ của ông giáo mà chắc lão hiểu là rất thân tình. Nam Cao đã tinh tế đưa nhân vật Binh Tư, 1 kẻ "làm nghề ăn trộm" ở phần cuối truyện tạo nên 1 sự đối xứng đặc sắc, làm nổi bật tấm lòng trong sạch, tự trọng của lão Hạc_1 lão nông chân quê đáng trọng. Lão Hạc dù nghèo đói vẫn quyết sống bằng bàn tay lao độngcủa mình trong khi ở xã hội đó có nhiều người đã bị ngã quỵ trước bản năng (cái đói và miếng ăn) như Chí Phào, Binh Tư, Lang Rận,... Với cái chết đau đớn và dữ dội mà lão Hạc tự chọn, ra đi vẫn giữ được tâm hồn thanh thản, nhân cách trong sạch, lão Hạc đã trở thành 1 vị thánh. Là 1 lão nông cùng khổ, lão Hạc đã thể hiện 1 khí tiết cao quý, có nhân phẩm rất cao. Lão là con người của câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm", "thà thác còn hơn sống đục". Đó cũng là 1 nhân cách đáng trọng của người lao động nghèo. Dù phải sống trong hoàn cảnh túng quẫn nhưng Lão Hạc vẫn luôn là người nông dân có 1 nhân cách cao đẹp.

      bởi Huyền Ngọc 19/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON