YOMEDIA
NONE

Viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu làm sáng tỏ lòng yêu nước của Lí Công Uẩn qua văn ban "Chiếu dời đô", đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán

Viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu làm sáng tỏ lòng yêu nước của Lí Công Uẩn qua văn ban "Chiếu dời đô", đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán.

các bạn giúp mình với, mình cần gấp!!!!

lập dàn ý thôi cũng được nhé!!!

Mình xin cảm ơn trước!

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Dàn ý:

    1. Mở bài:

    Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung cần phân tích.


    2. Thân bài:

    a. Tư tưởng yêu nước thể hiện trong mục đích của việc dời đô:
    - "chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi".
    → Đặt nền tảng cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước trong tương lai, hướng tới việc quy tụ tinh hoa của đất nước về chốn thích hợp, xây dựng một đất nước ngày càng phát triển, để cho con cháu mai sau được hưởng thái bình, thịnh trị.
    - Việc dời đô không phải là ý muốn của riêng cá nhân Lý Thái Tổ, mà đó là một quyết định tuân theo tư tưởng "mệnh trời", dưới lại thuận theo ý kiến của dân, đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu.
    - Để củng cố và bổ sung cho mục đích và ý nghĩa chính đáng của việc dời đô về Đại La:
    + Tác giả đã chỉ ra trong quá khứ, nhà Thương đã có đến 5 lần dời đô, nhà Chu cũng có đến 3 lần => Vận nước đều đi lên, phong tục được phồn thịnh.
    + Chê trách hai nhà Đinh, Lê khi "theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời", không chịu thay đổi, khiến cho "triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn".
    => Chứng minh được rằng việc dời đô là hoàn toàn hợp lý, cần thiết nhất trong giai đoạn này.

    b. Tư tưởng yêu nước thể hiện ở việc Lý Công Uẩn đưa ra những lợi thế của thành Đại La so với kinh đô Hoa Lư cũ:
    - Bộc lộ tâm huyết, tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, một lòng muốn cải thiện vận mệnh đất nước và dân tộc.
    - Vị trí địa lý "thuộc vào nơi trung tâm trời đất", "địa thế rộng mà bằng, đất đai cao lại thoáng" có thể giúp nhân dân an cư lạc nghiệp tránh khỏi những nạn thiên tai lũ lụt.
    - Lịch sử "vốn là kinh đô cũ của Cao Vương".
    - Phong thủy: thế đất tuyệt đẹp "rồng cuộn hổ ngồi", "đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi", mà với quan niệm của người xưa thì với thế đất ấy Đại La thật xứng đáng là nơi ở của bậc vương giả, là "kinh đô của đế vương muôn đời".
    - Lý Thái Tổ cũng bộc lộ sự anh minh, sáng suốt và tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc khi đặt ra một câu hỏi mang tính chất tham khảo, hỏi ý thần dân rằng "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?".
    => Sự kết hợp chặt chẽ giữa lí và tình làm cho bản chiếu dễ đi vào lòng người, đem đến hiệu quả thuyết phục mạnh mẽ và sự đồng thuận của dân chúng.


    3. Kết bài:

    Nêu cảm nhận.

    * bạn có thể cho câu cảm thán ở cuối đoạn và nhớ gạch chân và chỉ rõ nhé

    heart

      bởi Nguyễn Khánh Linh 25/04/2022
    Like (2) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON