YOMEDIA
NONE

Tình cảnh của người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, ngòi bút của ông hướng về người nông dân nghèo đói bị vùi dập nhưng ở họ vẫn toát lên những phẩm chất cao quý. Tình cảnh của lão Hạc trong truyện ngắn "Lão Hạc" cũng chính là tình cảnh chung của những người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Một hiện thực đáng buồn thời bấy giờ!

    Lão Hạc tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ: Gia cảnh nghèo khó, vợ mất, sống cùng con trai và con chó vàng. Nhưng người con trai vì nghèo, không có tiền cưới vợ nên phẫn chí bỏ đi làm phu đồn điền cao su, một năm rồi chẳng có tin tức gì. Lão Hạc có một mảnh vườn nhỏ, lão chắt chiu sống qua ngày nhưng bệnh tật cứ quấn thân, rơi vào túng quẫn phải bán chó. Lão Hạc day dứt, ăn năn vì đánh lừa một con chó. Hơn nữa, "cậu Vàng" còn là người bạn thân thiết, là kỉ vật của anh con trai mà lão rất thương yêu. Nghèo đói đeo bám làm con người ta lặn ngụp trong bế tắc, đau khổ. Nó đánh vào nỗi khổ vật chất, nó vùi dập con người trong day dứt, đau khổ về tinh thần. Lão Hạc chọn cái chết để giữ lại mảnh vườn- tài sản cuối cùng cho con và cũng là cách duy nhất lão giữ lại nhân cách, thể hiện tình thương của người cha dành cho con trai mình. Quả là một người cha hết mực thương con, sẵn sàng chết để giữ lại phẩm chất cao cả, giữ lại những gì tốt nhất cho con. Nhưng cái chết ấy quá đau đớn, nó đánh mạnh vào số phận con người như lão Hạc và đánh mạnh vào nhận thức, suy nghĩ của chúng ta. Lão Hạc sống rất tình nghĩa, thủy chung và trung thực. Chính vì vậy lão tự tử bằng cách ăn bả chó. Lão đau đớn, xót xa, ân hận vì bán "cậu Vàng" nên lão chọn cái chết dữ dội, đau đớn như muốn tự trừng phạt vì đã lừa một con chó. Trước khi chết lão còn âm thầm chuẩn bị chu đáo về mọi thứ: Nhờ ông giáo trông nom mảnh vườn cho con trai, gửi tiền lo ma chay khi lão chết.

    Mỗi người mỗi cảnh và họ chọn cho mình những cách sống khác nhau. Con trai lão Hạc là một thanh niên trai tráng vì hoàn cảnh nghèo không cưới được vợ mà chán chường, bỏ đi đồn điền cao su biền biệt. Ông giáo thường tâm tình và chứng kiến hoàn cảnh sống của lão Hạc nên ông giáo càng trân trọng, cảm thông sâu sắc nỗi khổ của lão Hạc. Riêng vợ ông giáo vì cảnh khổ mà chỉ nghĩ đến bản thân, vô cảm trước nỗi đau khổ của người khác. Theo lý giải của ông giáo về vợ mình thì "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?". Cuộc sống dồn ép làm con người ta đôi lúc mất đi cái gọi là tình thương giữa con người với con người, thậm chí có thể khiến một vài người bị tha hóa, bị bần cùng hóa. Binh Tư tiêu biểu cho một bộ phận nông dân bị đẩy vào bước đường cùng mà trở nên biến chất, tha hóa. Binh Tư làm nghề ăn trộm để sống qua ngày và hắn không ưa lão Hạc vì lão lương thiện quá. Mỗi nhân vật hiện lên trong truyện với những tính cách khác nhau đã dựng lên bức tranh sống động về tình cảnh của những người nông dân, về hiện thực xã hội trước cách mạng. Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao bày tỏ cái nhìn cảm thông, thái độ trân trọng những người nông dân chân chất, hiền lành.

    Tình cảnh của những người nông dân được tái hiện qua truyện ngắn "Lão Hạc" một cách đầy đủ, tinh tế và sâu sắc. Truyện tố cáo xã hội cũ đã đẩy người dân lương thiện đến bước đường cùng, đồng thời tiếng kêu thê lương của những người cùng khổ, niềm tin về những phẩm chất tốt đẹp của con người sẽ còn mãi.

      bởi Duy Quang 11/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF