YOMEDIA
NONE

Thuyết trình lồng đèn kéo quân

Giúp mình làm bài thuyết trình lồng đèn kéo quân được không?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Bạn tham khảo nha

    Đêm nay rằm tháng tám
    Mẹ thắp đèn kéo quân
    Khi đèn vừa cháy sáng
    Bao bóng người chạy quanh
    Đèn kéo quân còn gọi là đèn cù, chia làm hai phần. Phần ngoài gồm 6 mặt tượng trưng cho các đức tính của con người:Ghét, thương, hờn, giận, vui, buồn. Các mặt được dán căng bằng những tấm vải màu mĩ miều có thêu ren, hoa văn cách điệu. Những chiếc nan tre được chuốt kỹ và được những “ người thợ” tí hon của trường lắp ghép cẩn thận. Ở giữa là một dóng trụ đèn được quấn bằng các loại giấy màu, giấy kim vàng óng ánh trổ những họa tiết để dán vào phần đầu và chân các trụ đèn khiến cho đèn thêm lộng lẫy. Phần trong đèn có một trục tre tròn, nhỉnh hơn chiếc đầu đũa, phía trên gắn một chiếc chong chóng bằng giấy có nhiều mũi để hứng gió. Các hình tướng sĩ, binh mã, xe pháo… được gắn vào những vòng tre đặt dưới cánh chong chóng. Một cây nến màu đỏ được thắp lên, gắn trên đĩa sứ bên trong, Theo nguyên tắc đối lưu, không khí bị đốt nóng sẽ nhẹ bốc hơi lên tạo thành luồng gió luân chuyển làm quay chong chóng khiến các “quân đèn” bị quay theo. Bóng của chúng hiện lên trên các mặt giấy bên ngoài. Điều kỳ thú khi xem đèn kéo quân là ở chỗ mặc dù tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã… đều là hình tĩnh nhưng khi chạy vòng quanh lại gây cho ta ảo giác như chúng biết cử động, ta như đang được xem một trận chiến dồn dập rất hứng thú. Cả chiếc đèn như một quầng lửa đầy màu sắc lung linh huyền ảo như vẫy tay đón chào ngày hội trăng rằm đầy kỉ niệm của tuổi thơ.
    Không những là một trò chơi tuổi trẻ, đèn kéo quân cũng chính là một dụng cụ trực quan của những nhà sử học nhỏ tuổi. Trên trục quay tròn có tô điểm các hình ảnh liên quan đến lịch sử nước nhà: Đám cưới chuột, hứng dừa, kéo pháo trong chiến dịch Điên Biên Phủ, trận địa pháo của anh hùng Nguyễn Viết Xuân trong những ngày chống Mỹ cứu nước.…. Thật thú vị phải không các bạn?
    Ngoài ra đèn kéo quân là một biểu tượng của nét đep văn hoá dân tộc, một nét đẹp đã được ông cha ta sáng tạo và tồn tại hàng đời nay. Chúng mình cần phải cùng nhau giữ gìn bản sắc dân tộc này các bạn nhé.

      bởi Nguyễn Châu 13/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa ban giám khảo, quý thầy cô cùng các bạn học sinh thân mến!
    Đây là chiếc đèn kéo quân của lớp/trường,...
    Trước khi thuyết minh về chiếc đèn kéo quân của Lớp, em xin kể qua sự tích đèn kéo quân.

    “Ngày xưa, gần đến dịp Tết Trung thu, theo lệnh Vua, dân chúng nô nức thi nhau chế ra những chiếc đèn kỳ lạ nhưng không có chiếc đèn nào làm cho vua vừa ý. Bấy giờ, có một nông dân nghèo khó tên là Lục Đức mồ côi cha, ăn ở với mẹ rất hiếu thảo. Một hôm nằm mơ, Lục Đức thấy một vị thần râu tóc bạc phơ hiện ra phán rằng: "Ta là Thái Thượng Lão Quân, thấy nhà ngươi nghèo khó nhưng ăn ở hiếu thảo với mẹ, vậy ta bày cho ngươi cách làm chiếc đèn dâng Vua. 
    Hôm sau theo lời dặn của Thần, Lục Đức cùng mẹ lấy những thân trúc trắng cùng giấy màu để làm chiếc đèn.

    Thời gian qua mau, khi chiếc đèn làm xong là ngày rằm tháng 8 cũng vừa đến. Chàng vui mừng cùng mẹ đem chiếc đèn vào kinh thành dâng vua. Nhà vua xem, thấy chiếc đèn vừa lạ, vừa nhiều màu sắc lại biết chuyển động nên rất hài lòng.

    Khi Vua hỏi ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức theo lời Thần tâu rằng: “Thưa bệ hạ, thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Cái chong chóng quay luôn luôn, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người. Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện cá tính của con người”.

    Vua truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem. Đèn đốt lên làm quay chong chóng. Hiện lên sáu màu sắc rực rỡ là hình ảnh vua, quan, người, ngựa nối đuôi nhau. Tất cả những hình nhân trên đèn được làm bằng giấy. Vua ban thưởng cho mẹ con Lục Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu.

    Từ đó, mối khi đến Tết Trung thu, nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức, dân chúng đua nhau bắt chước chàng làm nên những chiếc đèn màu rực rỡ gọi là đèn kéo quân."
    Đèn kéo quân hay còn gọi là đèn cù, chia làm hai phần. Phần ngoài gồm 6 mặt tượng trưng cho các đức tính của con người:Ghét, thương, hờn, giận, vui, buồn. Các mặt được dán căng bằng những tấm vải màu mĩ miều có thêu ren, hoa văn cách điệu. Những chiếc nan tre được chuốt kỹ và được những “ người thợ” tí hon của trường lắp ghép cẩn thận. Ở giữa là một dóng trụ đèn  được quấn bằng các loại giấy màu, giấy kim vàng óng ánh trổ những họa tiết để dán vào phần đầu và chân các trụ đèn khiến cho đèn thêm lộng lẫy. Phần trong đèn có một trục tre tròn, nhỉnh hơn chiếc đầu đũa, phía trên gắn một chiếc chong chóng bằng giấy có nhiều mũi để hứng gió. Các hình tướng sĩ, binh mã, xe pháo… được gắn vào những vòng tre đặt dưới cánh chong chóng. Một cây nến màu đỏ được thắp lên, gắn trên đĩa sứ bên trong, theo nguyên tắc đối lưu, không khí bị đốt nóng sẽ nhẹ bốc hơi lên tạo thành luồng gió luân chuyển làm quay chong chóng khiến các “quân đèn” bị quay theo. Bóng của chúng hiện lên trên các mặt giấy bên ngoài. Điều kỳ thú khi xem đèn kéo quân là ở chỗ mặc dù tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã… đều là hình tĩnh nhưng khi chạy vòng quanh lại gây cho ta ảo giác như chúng biết cử động, ta như đang được xem một trận chiến dồn dập rất hứng thú. Cả chiếc đèn như một quầng lửa đầy màu sắc lung linh huyền ảo như vẫy tay đón chào ngày hội trăng rằm đầy kỉ niệm của tuổi thơ.

    Không những là một trò chơi tuổi trẻ, đèn kéo quân cũng chính là một dụng cụ trực quan của những nhà sử học nhỏ tuổi. Trên trục quay tròn có tô điểm các hình ảnh liên quan đến lịch sử nước nhà: Đám cưới chuột, hứng dừa, kéo pháo trong chiến dịch Điên Biên Phủ, trận địa pháo của anh hùng Nguyễn Viết Xuân trong những ngày chống Mỹ cứu nước.…. Thật thú vị phải không các bạn?

    Ngoài ra đèn kéo quân là một biểu tượng của nét đep văn hoá dân tộc, một nét đẹp đã được ông cha ta sáng tạo và tồn tại hàng đời nay. Chúng mình cần phải cùng nhau giữ gìn bản sắc dân tộc này các bạn nhé. Cuối cùng, thay mặt ....em xin gửi tới BGK, các quí vị đại biểu và các bạn lời chúc sức khoẻ, thành đạt. Chúc hội thi thành công tôt đẹp.

      bởi Nguyễn Đỗ Thái Nam 14/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON