YOMEDIA
NONE

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Mở bài:

    Giới thiệu thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

    Thân bài:

    • Nêu đặc điểm của thể thơ.
    • Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng.
    • Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt
    • Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng bằng là phổ biến
    • Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối.
    • Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2,4. Chữ cuối câu hai bắng vần với chữ cuối câu cuối.

    Bố cục:

    • 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợ
    • 2 phần: 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình

    Những nhận xét, đánh giá chung

    • Ưu điểm: là thể thơ Đường có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú.
    • Nhược điểm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản, số câu số chữ bắt buộc không được thêm bớt.

    Kết bài:

    Nêu vị trí của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Có vị trí quan trọng là một trong những thể thơ hay góp phần vào những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học.

      bởi Tuấn Tú 24/05/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • I. Mở bài:

    - Giới thiệu: Trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại, thế thơ thất ngôn bát cú Đường luật chiếm một vị trí quan trọng.

    -Các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những bài thơ hay viết theo thể thơ này.

    II. Thân bài:

    - Giới thiệu xuất xứ của thể thơ: Xuất hiện từ đời Đường - Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu.

    - Nêu đặc điểm của thể thơ:

    + Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ.

    + Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.

    + Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới.

    + Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề.

    + Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.

    + Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề.

    + Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng.

    + Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”.

    + Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.

    - Ưu - nhược điểm: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.

    - Trong quá trình làm, nên lấy các ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa.

    III. Kết bài:

    - Nêu giá trị của thể thơ này.

      bởi Trong Nhan 04/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON