Thuyết minh về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương
Thuyết minh về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê Hương
Giúp mình với.Mai mình cần gấp
Trả lời (1)
-
Trong nền thơ Việt Nam hiện đại, thơ Tế Hanh thể hiện là một giọng điệu dung dị, khiêm nhường, không rực rỡ, tân kỳ, không bất ngờ, ào ạt. Thơ ông cũng như con người ông, nhỏ nhẹ và mực thước, vừa đủ để tạo nên dấu ấn riêng. Nói cách khác, thơ ông như dòng sông quê hương bình dị, trôi chảy êm đềm mà đậm chất trữ tình, ân nghĩa. Ở thời kỳ nào, giai đoạn nào ông cũng có những bài thơ hay, được giới phê bình và người đời nhắc nhớ, ghi nhận. Vượt lên số bài thường thường bậc trung, thi sĩ Tế Hanh để đời bằng những tứ thơ đằm thắm tình người, tình đời, man mác những nhớ thương, yêu thương, ước nguyện. Không chỉ thành công ở vị thế nhà thơ - người sáng tác, Tế Hanh còn được biết đến trên tư cách dịch giả và nhà phê bình, người giới thiệu nhiệt tình các giá trị thi ca (đặc biệt từ nguồn thơ Pháp ngữ) đến với nền thơ Việt hiện đại.
Nhà thơ Tế Hanh,tên đầy đủlà Trần Tế Hanh;sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 (Sách Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân ghi ngày sinh theo âm lịch: 15 tháng 5 năm Tân Dậu), mất ngày 16tháng 7năm 2009; quê ở vạnchàiĐông Yên(nay thuộcxãBình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi); chính quán cách một con sông, ở làng Giao Thủy (thuộc xã Bình Thới, cùng huyện Bình Sơn). Cha ông là Trần Tất Tố, theo nghề dạy học và bốc thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo. Thuở nhỏ Tế Hanh học trường làng, trường huyện,sau ra học tại trường Quốc học Huế. Ông sáng tác thơ từ sớm và tham gia phong trào Thơ mới với tập Nghẹn ngào (1939), nhận giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Tham gia Việt Minh từ tháng 8 năm 1945, trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng, là Ủy viên giáo dục trong Ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng. Năm 1947, làm việc trong Ban phụ trách Trường trung học bình dân Trung Bộ. Năm 1948, tham giaBan phụ trách Liên đoàn văn hoá kháng chiến Nam Trung Bộvàlà Ủy viên thường vụ Chi hội Văn nghệ Liên khu V, được nhận Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội Văn nghệ Liên khu V tặngcho tập thơ Nhân dân một lòng (1953). Năm 1957, khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông tham giaỦy viên thường vụHội khoá I, II; Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiều khóa, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch thuật (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986)…Bên cạnh hoạt động sáng tác, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết giới thiệu, phê bình văn học. Với những đóng góp xuất sắc của mình cho nền thơ cách mạng, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt I (1996)…
Đóng góp về văn học của Tế Hanh được chia thành hai giai đoạn lớn: trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
Vào giai đoạn trước Cách mạng, thành tựu thơ Tế Hanh chủ yếu gắn với phong trào Thơ mới. Ông sáng tác từ sớm, đặc biệt từ khi ra học trường Quốc học Huế. Tại đây ông quen biết Huy Cận và nhập cuộc với Thơ mới. Những bài thơ sáng tác ở thời kỳ này tập hợp lại trong tập Nghẹn ngào, được nhận giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn năm 1939; sách Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân ghi “đã được giải khuyến khích” (Từ điển văn học, Bộ mới (2004) ghi “giải chính thức”, “được Giải khen tặng”); sau ông bổ sung thêm và lấy tên Hoa niên (NXB Đời nay, H., 1945; nhiều tài liệu ghi năm xuất bản 1944 nhưng sự thực bản thảo đưa in cuối năm 1944, in xong và phát hành đầu năm 1945)… Đương thời thơ Tế Hanh đã được nhà thơ Thế Lữ, nhà văn Nhất Linh, nhà phê bình Hoài Thanh – Hoài Chân… cùng quan tâm tìm hiểu, phân tích, đánh giá cao.
Trong mục Tin thơ trên báo Ngày nay (số 121, ra ngày 31-7-1938), nhà thơ Thế Lữ viết lời đề từ nêu rõ quan niệm về việc điểm tin thơ, đọc thơ, luận bình những bài lai cảo, từ đó cảm nhận và đi sâu dẫn giải đặc điểm thơ Tế Hanh:
“Cũng đáng yêu, những câu thơ sau này, tả cái buồn buổi chiều của Tế Hanh, một bạn làm thơ không nản chí. Ông Tế Hanh trước có gửi thơ nhưng tôi không nói đến vì tôi còn đợi ở ông những bài có ý vị hơn bài Chiều là dấu vết một sự tấn tới đáng mừng
Nhưng cũng như ông Huy Tiến, ông Tế Hanh vẫn chưa chịu kén chọn lời thơ. Hai câu tôi đánh dấu trên kia, ý còn hồ đồ vì những lời còn ngượng. Ở bài Chiều cũng như bài Ý xuân, trong đó tôi thấy ông chịu ảnh hưởng rõ ràng của Xuân Diệu, và cũng như ở bài
Sau khi tập Nghẹn ngào được nhận giải khuyến khích của tổ chức Tự lực văn đoàn, nhà văn Nhất Linh - người đứng đầu văn đoàn - đã viết bài Nghẹn ngào của Tế Hanh in trên báo Ngày nay (số 209, ra ngày 25-5-1940), trong đó trân trọng giới thiệu gương mặt nhà thơ trẻ 19 tuổi với ba năm tuổi nghề:
“Nghẹn ngàolà thơ của một người có tấm lòng giàu, dễ rung động trước muôn nghìn cảnh, hoặc tầm thường hoặc éo le ở đời. Tập Nghẹn ngào gom góp lại tất cả những rung động phức tạp của một đời thiếu niên và không có một chủ ý gì về sự liên lạc của toàn thể như Bức tranh quê.
“Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường. Tế Hanh luôn nói đến những con đường. Cũng phải. Trên những con đường ngưng lại biết bao nhiêu bâng khuâng hồi hộp!
Nhưng Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc như thế là vì người sẵn có một tâm hồn tha thiết. Hôm đầu tôi gặp người thiếu niên ấy, người rụt rè ngượng nghịu như một chàng rể mới. Nhưng tôi vẫn nhớ đôi mắt. Đôi mắt nồng nàn lạ. Tôi nghĩ ở một người như thế những điều cảm xúc, những nỗi đau xót sẽ quá mực thường và có khi khác thường.
Chúng ta sẽ ngạc nhiên và băn khoăn không biết ở những chỗ sâu kín trong lòng ta có gì giống như thế không. Dầu sao, sự thành thực của thi nhân không thể ngờ được.
Nhưng tôi chưa muốn nói nhiều về Tế Hanh. Tế Hanh còn trẻ lắm và cũng mới bước vào làng thơ, chưa có thể biết rõ những con đường người sẽ đi”…
Thơ hay không đợi tuổi. Tế Hanh thuộc số những nhà thơ trẻ nhất trong số các nhà thơ trẻ thời Thơ mới. Người đương thời đã trìu mến đón nhận ông, cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp một giọng thơ dịu nhẹ, chân thực và thẳng thắn chỉ ra cả những câu chữ, lời thơ chưa thật trau chuốt, qua đó kỳ vọng một sự bứt phá, hoàn thiện. Từ bản thảo Nghẹn ngào đến Hoa niên, quả là Tế Hanh đã cố gắng tự vượt lên chính mình, phần nào đáp ứng sự kỳ vọng của đồng nghiệp và đưa tập thơ đến với đông đảo công chúng bạn đọc.
Vào giai đoạn sau tháng Tám 1945, sự nghiệp văn học của Tế Hanh rộng mở với cả sáng tác, dịch thuật và viết phê bình.
Như phần đông các tác gia Thơ mới khác, Tế Hanh vất vả chuyển mình theo nền văn học cách mạng công nông binh, sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong tập thơ Hoa mùa thi (mùa thi đây là thi đua, 1949) có bài Đi (được viết vào năm 1947-1948) phản ánh rõ thái độ nhận đường và ý thức dứt bỏ một cái “tôi” xưa cũ:Chuyển mình bằng tập thơ Nhân dân một lòng (Giải thưởng Phạm Văn Đồng, 1953; Chi hội Văn nghệ Liên khu Năm in tháng 5-1954), Tế Hanh thực sự nhập cuộc với nền văn học mới qua các tập thơ Lòng miền Nam(1955), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Bài thơ tháng bảy (1962), Hai nửa yêu thương(1963), Khúc ca mới(1966), Đi suốt bài ca(1970), Câu chuyện quê hương(1973), Theo nhịp tháng ngày(1974), Giữa những ngày xuân (1977), Con đường và dòng sông(1980), Bài ca sự sống(1985), Giữa anh và em(1992), Vườn xưa(1992), Em chờ anh(1994)và các tập thơ viết cho thiếu nhi như Chuyện em bé cười ra đồng tiền(1961), Những tấm bản đồ(1965), Thơ viết cho con (1974), Tiếng sáo, tiếng đàn, tiếng hát (1983); sau này được chọn in trong các tập Tuyển tập Tế Hanh, hai tập(1987, 1997)và Thơ Tế Hanh1938-1988 (1989)… Có thể khẳng định thơ Tế Hanh sau 1945 cơ bản thuộc về nền thơ xã hội chủ nghĩa, gắn bó với giai đoạn văn học chống Mỹ cứu nước và tiếng nói chân thành ngợi ca chế độ mới, con người mới, cuộc sống mới. Ông không nhằm đến và cũng không kịp nhập cuộc với nền văn học thời đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo (1986). Tuy nhiên, trên chặng đường thơ từ khi đi theo Đảng, theo cách mạng cho đến cuối đời, Tế Hanh vẫn có được nhiều tứ thơ trữ tình sâu lắng, phản ánh rõ một tâm hồn nhiều suy tư, nhân ái, nhiều cảm thông, ân nghĩa.
Gắn bó với dòng sông quê, bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh thực sự là đỉnh cao của tiếng thơ yêu nước và khát vọng thống nhất đất nước.
Đến đây cũng cần ghi nhận những đóng góp quan trọng của Tế Hanh trong hoạt động phê bình, nhận diện nền văn học hiện đại, đặc biệt nền thơ thế kỷ XX. Trên thực tế, phải đến thời kỳ sau 1954 Tế Hanh mới bắt tay vào viết phê bình. Sau khoảng nửa thập kỷ, ông đã có tập tiểu luận, phê bình Thơ và cuộc sống mới (1961) gồm tròn 10 mục bài, trong đó nhấn mạnh ý nghĩa thời đại của nền thơ cách mạng và trân trọng giới thiệu tiếng thơ của Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu. Trong các thời kỳ sau này, ông còn nhiều lần nhắc nhớ, luận bình và ghi lại kỷ niệm về các nhà văn Đặng Thai Mai, Khương Hữu Dụng, Trần Mai Ninh, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Hoài Thanh, Thanh Tịnh, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Bàn Tài Đoàn, Sóng Hồng, Thanh Hải, Nam Trân, Vân Đài, Ý Nhi, Vương Linh, Nguyễn Viết Lãm, Nguyễn Khoa Điềm… Tiếc rằng những trang viết giàu chất văn học sử và kinh nghiệm sáng tác này lại không được nhà thơ lưu tâm tập hợp, in thành sách ngay khi còn tại thế.
Như đã nói trên, bên cạnh niềm say mê dịch thơ, Tế Hanh còn có nhiều mục bài giới thiệu, phác thảo chân dung cuộc đời và sự nghiệp của nhiều nhà thơ nổi tiếng thế giới trên các trang báo uy tín như Văn nghệ, Tác phẩm mới, Tạp chí Văn học, Văn học nước ngoài… Có thể ghi nhận nhiều bài giới thiệu về nền thơ lãng mạn Pháp, thơ Công xã Paris, thơ “Những nhà thơ da đen”, thơ Campuchia, thơ thế giới viết về Việt Nam hay các trang viết về từng nhà thơ cụ thể như A. Pushkin, X.A. Êxênin, A. Blôk, H. Hainơ, P. Êluya, A. Józsep, A. Vôznêxenxky, L. Aragon, M.G.N. Migjeni, S. Aiđich,… đã thực sự là những tiểu luận nghiên cứu chuyên sâu, giúp người đọc mở ra những ô cửa liên thông với nền thơ thế giới.bởi đào ngọc bích 19/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Viết một bài văn giới thiệu về tác giả thơ mới:
- Giới thiệu chung: tên, quê, xuất thân, năm sinh, năm mất
- Cuộc đời - con người ( tiểu sử )
- Sự nghiệp sáng tác:
+) Tác phẩm chính
+) Phong cách sáng tác
+) Vị trí trong nên văn học
24/11/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
Giúp mình với ạ
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tịnh thần tự học trong đoạn văn sử dụng ít nhất 2 câu ghép
giúp mik với ak mik cần gâsp
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Trong câu: Người xưa có câu: “Lá lành đùm lá rách” khuyên chúng ta phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau Dấu ngoặc có có ý nghĩa gì
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Câu này dùng biện pháp tu từ so sánh hay nhân hóa vậy ?
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
14/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đề bài: Viết đoạn văn quy nạp trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm (trong đó có 1 câu mở rộng gạch chân chú thích). mik cảm ơn trc ạ
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết 12 câu theo kiểu tổng phân hợp phân tích hình ảnh 2 cây Phong qua cảm nhận nhân vật tôi dùng 1 thán từ 1 câu ghép
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trở về sau 1 ngày lm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những j mà em nó đã làm: “ Mẹ ơi lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy.Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ:”Trời ơi”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi ko đúng chỗ của con. Càng la mắng , chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “ Con yêu mẹ” được viết nắn nón trên tường , viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòe đi.”
a. Nội dung chính của văn bản
b. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên? ( diễn đạt bằng 1 đoạn văn ngắn từ 4-6 câu)
c. Thái độ của người mẹ trong câu chuyện trên?
20/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tự sự kể về việc học của em ở năm lớp 8
24/12/2022 | 0 Trả lời
-
thuyết minh về phòng thư viện ( đừng lấy mẫu mạng ạ)
giúp nhanh cho mik vs ạ mình cần gấp
mình cảm ơn
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
giúp mình với ạ
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu nội dung của văn bản Lão Hạc - Nam Cao.
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
ĐỀ BÀI:
Em hãy lập dàn ý chi tiết kể về một lần về thăm trường cũ.
Lập dàn ý chi tiết
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ cảm nghĩ về công lao cha mẹ đối với con(từ 10 đến 15 dòng) jup e ik sắp thi rùi ạ :<<
làm đoạn văn
03/01/2023 | 0 Trả lời
-
Bài câu chuyện về những hạt muối
04/01/2023 | 3 Trả lời
-
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì “chị sâu róm “sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".
Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".
"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ".
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau : “Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế?”
Câu 3. Tìm một phép tu từ có trong văn bản trên và nêu tác dụng.
Câu 4. Em hiểu thế nào về câu nói dưới đây của ốc sên mẹ: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta.”
Câu 5. Nêu thông điệp mà em tâm đắc nhất ? Lí giải vì sao?
Bài Tập Tết mn giúp mình nhaa
15/01/2023 | 0 Trả lời
-
nhà văn pháp ana-tôn prăng-xơ từng nói đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người qua bài thơ ông đồ làm sáng tỏ câu nói đó . GIÚP MK VS, MK CẢM ƠN NHA ♡
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
dàn ý thuyết minh danh lam thắng cảnh bình dương giúp em với em bó tay rồi huhu
11/02/2023 | 0 Trả lời
-
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau…(Trích Chợ tết – Đoàn Văn Cừ)
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
2.Tìm các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong khổ thơ trên.
3. Khái quát nội dung khổ thơ trên bằng một câu văn.
11/02/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm và phân tích tác dụng những hình ảnh ý nghĩa biểu tượng trong bài thơ nhớ rừng?
14/02/2023 | 1 Trả lời
-
Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình
15/02/2023 | 1 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Phân tích hình ảnh ông đồ ở 4 khổ thơ đầu
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Xã hội Việt Nam trong thời kì hội nhập nét văn hóa vẫn được chân trọng giữ gìn từ văn bản ông đồ kết hợp vs hiểu biết của em viết 1 phần 2 trang giấy nêu nêu nên suy nghĩ về nhận xét trên * yêu cầu : ko cần 1 phần 2 trang giấy cũng đc a
20/02/2023 | 0 Trả lời
-
quyết định dời đô về vùng đất nhiều lợi thế trên em hiểu gì về đức vua lí thái tổ
trả giùm với ạ
21/02/2023 | 1 Trả lời