YOMEDIA
NONE

Thuyết mịnh về kính đeo mắt

thuyết mịnh về kính đeo mắt ( nhớ đừng chép mạng nha)

ai bít thì giúp na vs nha ! cảm ơn!!hihi

 

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Mb: trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì sự tiếp cận với công nghệ, vi tính, điện tử ngày càng nhiều,... là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về mắt. chiếc kính mắt trở thành một vận dụng vô cùng quen thuộc với đời sống hằng ngày. kính không chỉ điều trị các bệnh về tật khúc xạ, kính còn đem lại thẩm mĩ qua nhiều loại có kiểu dáng, màu sắc phong phú

    Tb:

    1, nguồn gốc, xuất xứ

    - nó ra đời ở Ys vào năm 1920. đầu tiên thiết kế của kính đeo mắt chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng một sợi day đè lên mũi. vào năm 1930, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng( ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính được ghá vào một cách chắc chắn.

    2, cấu tạo

    - đối với kính ấp tròng loại kính này chỉ có hai mắt kính gắn vào trong tròng kính nhưng kính này không đeo được thường xuyên và phải rửa bằng thuốc chuyên dụng. loại kính này gọn nhẹ và không gây bất tiện cho người sử dụng như kính có gọng nhưng có một điều là giá cả của chiếc kính này rất đắt

    - đối với kính có gọng, gồm có hai bộ phận là tròng kính ( mắt kính ) và gọng kính

    + gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính, dài 12-13 cm. gồm hai phần là phần trước và phần sau. giữa phần gọng trước và gọng sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ

    chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như kim loại, inox, nhựa,... nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền đẹp. phần đầu gọng kính đeo vào tai làm bằng nhựa hoặc cao su giúp người đeo không bị đau và kính không bị rơi ra ngoài tai. phần khung kính giáp với mắt có hai miếng đệm dài khoảng 2 cm giúp cho kính được cố định chắc chắn khi đeo

    + bộ phận còn lại của kính và cũng là bộ phận quan trọng nhất của kính là tròng kính hay mắt kính; không thể thay đổi được và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. mắt kính ban đầu có hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,... sau khi chọn được loại gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó

    tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh meca . mắt kính được áp dụng công nghệ chống chầy xước, công nghệ đổi màu và đều cần tuân theo quy tắc chống tia UV ( một loại tia gây hại cho mắt và tia cực tím

    ngoài ra một chiếc kính đeo mắt còn một số bộ phận khác như ốc,vít dùng đẻ giữ lại các bộ phận khác của kính

    3, phân loại:

    kính có nhiều loại, rất đa dạng phong phú để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng

    -phân theo cấu tạo có kisng áp tròng và kính có gọng

    - phân theo mục đích sử dụng có nhiều loại như kính râm, kính trắng không số( dùng để che nắng, che bụi khi đi đường), kính thuốc( cận, viễn, loạn) dùng để điều trị các bệnh về mắt, kính lão( dùng cho người già mắt kém. người bị bệnh về mắt cần phải đo thị lực để kiểm tra từ đó mới chọn được kính chính xác, tránh gây tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu

    4, công dụng

    kính rất hữu ích trong việc bảo vệ và chữa trị các bệnh về mắt cho con người. cần đeo kính để bảo vệ mắt

    - kính thuốc là loại kính dùng để chữa trị các bệnh về mắt

    + kính cận: dùng cho người mắt kém không có khả năng nhìn xa rõ

    + kính viễn: dùng cho người mắt kém không có khả năng nhìn gần rõ

    + kính lão dùng cho người già mắt kém

    tùy theo mức độ bệnh của mắt kính có độ dày, mỏng khác nhau

    - kính râm ra đời muộn nhất vào năm 1952. loại kính này thường được sử dụng vào trời nắng giúp mắt không bị mỏi,chói do ánh sáng mặt trời

    - kính thười trang dùng để làm đẹp. loại kính này được giới trẻ ưa chuộng. kính này có kiểu dáng đa dạng, phong phú

    5, cách bảo quản, sử dụng

    - khi lấy và đeo kính nên dùng cả hai tay, sau khi dùng xong nên lau chùi cẩn thận bằng khăn mềm và dung dịch chuyên dụng. tránh để vật nặng đè lên kính sẽ làm gẫy kính, tránh làm rơi kính vì như thế kính sẽ bị trầy xước

    - đối với gọng kính bằng kim loại nên thường xuyên tra và vặn ốc vít đr giữ chặt tròng kính

    phải dùng kính đúng độ thị lực để không bị suy giảm thị lực của mắt

    cần phải kiểm tra mắt định kì để kịp thời phòng và điều trị các bệnh về mắt

    đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng cần phải nhỏ từ 6-8 lần trong vòng từ 10-12 tiếng để bảo vệ mắt

    Kb: kính là một vật dụng không thể thiếu trong đời sống hiện đại. nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt kính sẽ phát huy được ối đa công dụng của nó.

      bởi Lương Thị Phương Thảo 13/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Kính đeo mắt là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp. Có nhiều loại kính đeo mắt khác nhau như : kính thuốc, kính thời trang, kính áp tròng.

    Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ban Nha tin rắng kính đeo mắt khiến họ quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt dần dần được mọi người biết đến và phổ biến như ngày nay.

    Trong quá trình tạo ra kính đeo mắt, chiếc kính đã có nhiều biến đổi và trở nên gọn nhẹ đẹp đẽ, hợp với khuôn mặt từng người khác nhau như ngày nay.

    Kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: mắt kính và gọng kính. Mỗi loại gọng kính lại có một ưu điểm riêng.  Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo gọng này cảm thấy chắc chắn và cứng cắp.

     

    Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lực lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại. Có một loại gọng làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không bị gãy.

    Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các gọng kính đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính.

    Mắt kính cũng được chia làm hai loại: mắt làm bằng thủy tinh và mắt làm bằng nhựa. Mắt thủy tinh trong suốt nhưng rất dễ vỡ khi ta đánh rơi nó. Mắt nhựa thì nhẹ nhưng lại rất dễ bị xước. Chúng ta chọn loại kính thì phải phù hợp với khuôn mặt mình, phù hợp với yêu cầu sử dụng, phù hợp với kinh tế nữa. Chúng ta không thể vì để phục vụ làm đẹp mà mua loại kính với giá thành cao trong khi mình không phải là kẻ có tiền. Cái đó không cần thiết lắm nếu là người giàu có họ có thể mua săm thỏa thích còn mình thì phải xem nó phù hợp với túi tiền mình hay không?

    Tùy từng loại kính mà có công dụng khác nhau. Kính thuốc là loại kính dùng cho người có bệnh về mắt như: mắt cận , mắt viễn, mắt loạn thị.

    Kính lão là loại kính dành cho người lớn tuổi giúp họ có thể nhìn thấy những vật ở gần và cũng giúp bảo vệ mắt khi đọc sách hay ngồi làm việc bên máy tính lâu.

    Kính dâm là loại kính bảo vệ cho mắt tránh được các tia cực tím khi ra ngoài trời nắng.

    Kính thời trang là vật dùng để trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt.

    Kính đeo mắt có tác dụng và vai trò vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Nếu chúng ta biết sử dụng và bảo vệ đúng cách để kính có thể phát huy tác dụng của mình. Trong tương lai hi vọng là sẽ có nhiều loại kính đẹp hơn chất lượng tốt hơn sẽ ra đời để giúp con người bảo vệ cánh cửa sổ tâm hồn của mình tốt hơn nữa.

     

      bởi no name 20/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Mở bài:

    • Giới thiệu chung về kính đeo mắt (Là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, ... có nhiều loại kính đeo mắt như: kính thuốc, kính áp tròng, kính thời trang).
    • (Có thể giới thiệu theo thứ tự: nguồn gốc, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản, ...)

    2. Thân bài:

    a. Nguồn gốc:

    • Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha tin rằng kính đeo mắt khiến họ trở nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến như ngày nay.
    • Kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy – băng để buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ quá. Mãi đến năm 1730 một chuyên gia quang học người Lôn – đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng.
    • Danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 thợ thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.

    b. Cấu tạo:

    Có thể chia làm 3 bộ phận: tròng kính, khung kính, gọng kính; có thể trình bày theo thứ tự: hình dáng, màu sắc, chất liệu (ưu điểm, hạn chế của từng loại chất liệu), công dụng của từng bộ phận:

    • Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:
      • Mắt kính
      • Gọng kính
    • Mỗi loại gọng lại có một ưu điểm riêng:
      • Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc.
      • Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại.
      • Có một loại gọng được làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không gãy.
    • Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính
    • Mắt kính chia làm hai loại: thủy tinh và nhựa
      • Mắt thủy tinh trong suốt nhưng dễ vỡ
      • Mắt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ bị xước
    • Chọn lựa kính thì phải phụ thuộc vào yêu cầu sự dụng và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình.

    c. Công dụng (theo từng loại kính):

    • Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt;
    • Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;
    • Kính râm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời;
    • Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt

    3. Kết bài: 

    Nêu vài trò của kính trong cuộc sống hiện nay và trong tương lai.

     

      bởi Lê Trần Khả Hân 27/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF