YOMEDIA
NONE

Thuyết minh về cây vải

Thuyết minh về cây vải quê em!thanks

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • :
    MB :Giới thiệu đối tượng thuyết minh (vải thiều)
    TB:_Khái quát :Vải thiều là giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương nhưng được trồng nhiều nhất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.Quả thu hoạch từ các cây vải trồng trong khu vực này thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác
    _Đặc điểm :là loại cây thân gỗ thường xanh, có thể cao tới 15-20 m ,các lá non mới mọc có màu đỏ đồng sáng, sau đó chuyển dần thành màu xanh lục khi đạt tới kích thước cực đại. Hoa nhỏ màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng, mọc thành các chùy hoa dài tới 30 cm.
    Quả nhỏ, vỏ sần, chín màu đỏ, hạt rất màu đen tuyền hoặc không hạt, cùi trắng dày ăn rất ngọt, hương vị thơm đặc biệt. Vải ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6.
    _Trồng vải :nên trồng vào thời vụ mùa xuân :3-4 ;thu 8-9 .Khi trồng bới một lỗ nhỏ giữa hố định sẵn, sâu 15-20 cm, đặt cây rồi lấp đất kín bầu, lấy tay ấn chặt ( Chú ý không dùng chân dẫm lên mặt bầu). Trồng xong đóng cọc, buộc cây vào cọc chống gió làm lay gốc-trồng xong tưới nước cho cây & chăm sóc ,bón phân cho cây.
    _Vai trò : trở thành niềm tự hào là một trong những cây có giá trị kinh tế cao nhất vùng đồng bằng sông Hồng và cũng là một trong 15 sản phẩm nông nghiệp trên cả nước được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Từ đó đã tạo cho vải thiều Thanh Hà trở thành một trong những thương hiệu nông nghiệp lớn nước Việt Nam
    --> Ngày nay, vải thiều không chỉ là cây ăn quả, mà đã trở thành cây đặc sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người nông dân trồng vải. Mặc dù sản lượng vải thiều hàng năm trên miền Bắc lên đến hàng trăm ngàn tấn, song không có loại vải thiều di thực nào có thể so sánh với chất lượng vải thiều Thanh Hà. Qủa vải thiều Thanh Hà không chỉ nổi tiếng ở trong nước, mà còn được xuất khẩu sang Pháp, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á,…
    KB : Khẳng định lại vai trò .

    Bài làm:

    Hiện tại, ở Việt Nam thì chỉ có 2 huyện trồng nhiều vải nhất đó là Huyện Thanh Hà - Hải Dương (nguồn ngốc trồng cây vải Thiều đầu tiên ở Việt Nam), và Huyện Lục Ngạn - Bắc Giang. Tuy sản lượng ở Lục Ngạn Bắc Giang nhiều hơn, nhưng vải ở Thanh Hà quả vẫn to, ngọt, và giá bán tại gốc cao hơn ...

    Về lai lịch giống vải thì nhiều người quả quyết rằng ông tổ của chúng là cây Thiều tổ được trồng tại thôn Thuý Lâm xã Thanh Sơn do cụ Hoàng Văn Cơm mang về. Người ta kể rằng Cụ Cơm nguyên là một người phục vụ tại một cửa hàng ăn ở tỉnh Quảng Ninh. Một hôm, có một du khách người Trung Quốc sau khi ăn cơm xong đã dùng tráng miệng bằng một loại quả và khi rời khỏi quán ăn ông ta có để lại một vài quả. Cụ Cơm ăn thử thấy ngon quá, liền mang hạt về gieo ở vườn nhà và mọc lên được 3 cây. Trong 3 cây đó chỉ sống được 1 cây và cây đó vẫn tồn đến ngày nay (khoảng 150 tuổi). Vì vậy, xã Thanh Sơn được coi làn xã hạt nhân của vùng sản xuất vải Thiều. Do chất lượng quả vải đươc nhiều người ưa chuộng nên dần dần được nhân rộng ra các xã lân cận như xã Thanh Xá, xã Thanh khê. Trong giai đoạn HTX từ năm 1960-1970, hình thành các vườn cây đặc sản và sản xuất theo kế hoạch của nhà nước, cây vải Thiêù được trồng trong vườn nhà của các xã Thanh sơn, Thanh Thuỷ, Thanh Xá, Thanh Khê, Thanh Xuân, Hợp Đức, Thanh Cường, Thanh Hồng, Thanh Bính, Trường Thành. Từ năm 1993, có chính sách địa phương chuyển đổi đất lúa sang trồng vải cây vải thiều được trồng và phát triển trên khắp các xã trong huyện. Căn cứ vào nguồn gốc lịch sử cây vải là những đặc tính đặc biệt của vải thiều Thanh hà, năm 1992 Trung ương hội làm vườn Việt Nam đã công nhận cây vải do ông Hoàng Văn Cơm thôn Thuý Lâm- xã Thanh Sơn- huyện Thanh Hà – tỉnh Hải Dương trồng là cây vải tổ của Việt Nam

    Thế nhưng có một điều là Lê Quí Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ cũng đề cập đến trái vải như sau:

    “Quả vải vừa ngon, vừa đẹp, cổ nhân đã ngợi khen: mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết. Bạch Lạc Thiên, Thái Quân Mô đều đã ngợi khen trong các sách đồ phả, tự ký. Nước Nam nhiều vải nhất, nhất là vải sản xuất ở xã An Nhân, huyện Đường Hào là thật ngon: vừa ngọt, vừa thơm, không thể nói hết được. Các nơi khác cũng có thứ vải ngọt, nhưng hương thơm không bằng vải An Nhân. Vải chín về đầu tháng tư, cuối tháng hái về ăn ngay, không để lâu được. Vải, tính chất nóng, ai thích ăn chỉ ăn độ sáu bảy chục quả; ăn nhiều thì tắc khí sinh đờm. Các sách trong bộ Thuyết phu khen vải ở đất Mân ngon nhất, có thứ nhất phẩm hồng,có thứ trạng nguyên hồng, lại còn bốn giống nữa là : Ma thắng, Bàn hoa, Kê dãn, Thước noãn, đều chín về tháng bảy. Có thứ hạt nhỏ bằng hạt đậu, có thứ quả dẹt mà không có hạt. Thứ vải chín về tháng tư, gọi là Hỏa sơn (vải mã lửa), múi mỏng, vị chua, là thứ vải hạng bét.

    Có người chê Tô Đông Pha ăn vải tháng tư, cho là Đông Pha chưa đi đất Mân bao giờ, chưa biết chân vị vải, thứ vải ông được ăn chỉ là thứ vải hỏa sơn thôi. Sách ấy lại chép: “Người thích vải, một tháng ăn đến vài ngàn quả, ngày ăn 30 quả”.

    Khi đi sứ Trung quốc, tôi từng được quan các tỉnh đưa tặng thứ vải muối, và khi yến tiệc; được ăn thứ vải phơi khô, trông quả vải với hột vải, không khác gì vải của nước nhà."

    Theo sách vở để lại, người Tàu chỉ mới biết tới trái vải từ thời Tần mạt, Hán sơ. Thuở đó, khi nước ta bị lệ thuộc Trung Hoa, hàng năm phải tiến cống sản vật, trong đó có các loại cây trái quí. Vải là một trong những đồ dân ta phải đem cống cho Tàu. Khi đó người Tàu gọi trái vải là “man quả” (trái của người man). Vua Hán Vũ Đế nghiện loại trái này nên sai lập một khu vực riêng trong vườn thượng uyển, xây một cung điện gọi là Phù Lệ Cung (cung điện để ươm cây vải) đem một trăm cây giống từ phương nam về trồng. Tuy nhiên cây không hợp phong thổ nên chết cả.

    Thoạt tiên người Trung Quốc gọi nó là li chi vì vải kết trái thành chùm tách ra khỏi cành cây, rất chắc, phải dùng dao mới cắt ra được. Về sau chữ li biến thể thành chữ lệ. Từ miền nam, cây vải mới truyền ra các vùng Quảng Đông, Quế Lâm, Phúc Kiến… Tới đời Càn Long, họ lại đem giống qua trồng ở Đài Loan và hiện nay trái vải là một trong những nông phẩm quan trọng của hòn đảo này. Đời Minh có Tống Giác là người mê ăn trái vải nên có biệt hiệu là “Lệ Chi Cuồng”. Ông đi lùng tìm khắp nơi, thử đủ mọi giống và biên soạn thành một cuốn sách có tên là “Lệ Chi Phổ”. Cây vải ưa khí hậu nóng và khô, ít mưa, hiện trồng được ở nhiều nơi trong vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Phi Châu, Mỹ Châu.

    Xét trong chiều dài lịch sử như thế, giống vải thiều mang về từ Trung Quốc, người Trung Quốc xưa lại lấy giống từ Việt Nam, quả thực là một vòng tròn thú vị.

      bởi Hà Thị Nhung 10/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF