YOMEDIA
NONE

Tâm trạng của con hổ trong bài Nhớ rừng

em hãy viết một đoạn văn về tâm trạng của con hổ trong bài nhớ rừng( nêu rõ hàm ý sâu sa khi tác giả mượn con hổ làm sự vật chính) SIN LƯU Ý, MÌNH CẦN ĐOẠN VĂN, KHÔNG PHẢI BÀI VĂN NHÉ. XIN CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI...........

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Khi ông xuất hiện trên thi đàn, như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Ông không bàn về thơ Mới, không bênh vực thơ Mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ. Ông đã “làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch” theo như nhận xét của nhà nghiên cứu Hoài Thanh và Hoài Chân. Với bài thơ Nhớ rừng, ta tưởng chừng như thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường.

    Lời bài thơ là lời của con hổ trong vườn bách thú, vậy con hổ đó có những tâm trạng gì? Và qua tâm trạng của chúa sơn lâm, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
    Mở đầu bài thơ, tác giả viết:
    “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
    Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
    Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
    Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
    Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
    Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
    Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
    Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.”
    Thật vậy, từ xưa đến nay, hổ được mệnh danh là chúa tể của rừng xanh. Thế nhưng, giờ đây, nó bị nhốt trong vườn bách thú, trong một cái lồng sắt. Vì thế, nó đang ngày đêm “gậm một khối căm hờn trong cũi sắt”. “Gậm” – động từ mạnh, không phải là nhai ngấu nghiến mà nghiến từ từ cho đến lúc nát ra. Câu thơ chủ yếu vần trắc, thể hiện được nỗi căm phẫn, uất hận, căm tức của con hổ khi nó bị nhốt ở trong vườn bách thú. Con hổ như đang muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức đang dâng trào trong lòng nó. Niềm căm phẫn dâng lên cao độ, chuyển thành nỗi chán chường: “Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua”. Câu thơ 8 chữ nhưng có đến 7 chữ là vần bằng, thể hiện nỗi chán ngán, buông xuôi, bất lực của chúa tể rừng xanh. Với vị trí là chúa tể của muôn loài, nay bị “sa cơ” vào vòng “tù hãm”, hơn nữa còn trở thành một “trò lạ mắt”, “thứ đồ chơi” và còn bị nhốt chung với những con vật thấp hèn như “bọn gấu dở hơi”, với cặp báo “vô tư lự”, hổ ta cảm thấy nhục nhã, ê chề biết bao nhiêu.

    tam trang con ho trong bai nho rungtam trang con ho trong bai nho rung

    Phân Tích Tâm Trạng Con Hổ Trong Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ

    Như vậy, chỉ một khổ thơ ngắn ngủi thôi, nhưng chúng ta thấy được diễn biến tâm lí của con hổ rất phức tạp. Mạch cảm xúc của bài thơ tiếp tục theo dòng hồi tưởng của con hổ, quay về với những “tình thương và nỗi nhớ” luôn chực trào trong tim:
    “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
    Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
    Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
    Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
    Với khi thét khúc trường ca dữ dội,”
    Từ chỗ căm ghét chốn thảo cầm viên, con hổ thả hồn về với ngày xưa. Đó là những năm tháng huy hoàng, năm tháng tự do khi mà nó có thể tự do, tự tại “tung hoành” trong chốn “sơn lâm, bóng cả, cây già”. Con hổ nhớ biết bao nhiêu cảnh rừng xanh, nơi luôn có tiếng gió “gào ngàn”, có giọng “hét núi” với những “khúc trường ca dữ dội”. Nó nhớ những gì là oai hùng, rực rỡ, dữ dội nhất của cảnh rừng đại ngàn. Hơn nữa, nó còn nhớ đến hình dáng, khí thế của một con hổ trong vai trò là chúa tể của muôn loài. Đó là một con hổ oai phong, lẫm liệt:
    “Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng
    Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
    Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc
    Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
    Là khiến cho mọi vật đều im hơi
    Ta biết ta chúa tể của muôn loài”
    Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên trong bốn câu thơ này thật đẹp biết bao. Thế Lữ đã khắc họa được niềm kiêu hãnh của con hổ khi có một hình dáng vừa mềm mại, vừa rất nhanh: “lượn tấm thân như sóng cuộn”, khi có một khí thế oai hùng: “dõng dạc, đường hoàng”, khi đứng ở vị trí cao nhất của rừng xanh: “chúa tể của muôn loài”.
    Nỗi nhớ rừng xanh, nhớ về một thời huy hoàng, tự do đến cồn cào da thịt. Vậy nhưng, giờ đây, tất cả đã không còn nữa:
    “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

    – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

    Một loạt điệp ngữ: “nào đâu, đâu những”… cứ lặp đi lặp lại, diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa. Và giấc mơ huy hoàng đó đã khép lại trong tiếng than u uất: “- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Câu thơ sử dụng thán từ và kiểu câu cảm thán, thể hiện sự nuối tiếc sâu sắc của con hổ về những gì tươi đẹp nhất khi nó được sống trong rừng xanh.
    Từ sự hồi tưởng về quá khứ tươi đẹp với một thái độ rất đỗi tự hào, con hổ trở về với thực tại với nỗi chán ghét đến tận cùng:
    “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
    Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
    Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
    Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;”
    Nếu như chốn đại ngàn tươi đẹp, huy hoàng bao nhiêu thì vườn bách thú – nơi mà nó đang sống hiện giờ lại là một chốn tầm thường, giả tạo, tất cả đều từ bàn tay của con người, và bắt chước vẻ đẹp của tự nhiên một cách vụng về, lố lăng. Đó không phải là cảnh rừng chân thật, tự nhiên, cao cả.
    Khinh thường, căm tức với thực tại, chúa tể rừng xanh khao khát được trở về với nơi núi non hùng vĩ, nơi “thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa”, nơi con hổ được tự do, tự tại. Trong lòng nó, dù có như thế nào, luôn nuôi theo một “giấc mộng ngàn to lớn” – giấc mộng được trở về với rừng xanh, với núi rừng đại ngàn để được sống lại những giây phút huy hoàng ngày xưa.
    Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính vì nó đang “ngao ngán” trước cuộc sống tù hãm mất tự do. Đấy cũng chính là tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là “thế hệ 1930”, những thanh niên trí thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, giả dối, ngột ngạt đương thời. Họ khao khát cái “tôi” được khẳng định và phát triển trong một cuộc sống rộng lớn, tự do. Hơn nữa, đó cũng là tâm sự chung của người dân Việt Nam trong cảnh mất nước lúc bấy giờ. Bài thơ Nhớ rừng đã nói giùm họ nỗi đau khổ vì thân phận nô lệ, sống “nhục nhằn, tù hãm” trong “cũi sắt”, đã khơi dậy trong họ niềm khát khao tự do cùng nỗi nhớ tiếc “thời oanh liệt” đầy tự hào trong lịch sử dân tộc. Vì vậy, Nhớ rừng đã có được sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Thế nên, có thể coi đây là một áng thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn thơ hợp pháp đầu thế kỷ XX.

    Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Khi ông xuất hiện trên thi đàn, như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Ông không bàn về thơ Mới, không bênh vực thơ Mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ. Ông đã “làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch” theo như nhận xét của nhà nghiên cứu Hoài Thanh và Hoài Chân. Với bài thơ Nhớ rừng, ta tưởng chừng như thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường.

    Lời bài thơ là lời của con hổ trong vườn bách thú, vậy con hổ đó có những tâm trạng gì? Và qua tâm trạng của chúa sơn lâm, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
    Mở đầu bài thơ, tác giả viết:
    “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
    Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
    Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
    Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
    Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
    Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
    Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
    Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.”
    Thật vậy, từ xưa đến nay, hổ được mệnh danh là chúa tể của rừng xanh. Thế nhưng, giờ đây, nó bị nhốt trong vườn bách thú, trong một cái lồng sắt. Vì thế, nó đang ngày đêm “gậm một khối căm hờn trong cũi sắt”. “Gậm” – động từ mạnh, không phải là nhai ngấu nghiến mà nghiến từ từ cho đến lúc nát ra. Câu thơ chủ yếu vần trắc, thể hiện được nỗi căm phẫn, uất hận, căm tức của con hổ khi nó bị nhốt ở trong vườn bách thú. Con hổ như đang muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức đang dâng trào trong lòng nó. Niềm căm phẫn dâng lên cao độ, chuyển thành nỗi chán chường: “Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua”. Câu thơ 8 chữ nhưng có đến 7 chữ là vần bằng, thể hiện nỗi chán ngán, buông xuôi, bất lực của chúa tể rừng xanh. Với vị trí là chúa tể của muôn loài, nay bị “sa cơ” vào vòng “tù hãm”, hơn nữa còn trở thành một “trò lạ mắt”, “thứ đồ chơi” và còn bị nhốt chung với những con vật thấp hèn như “bọn gấu dở hơi”, với cặp báo “vô tư lự”, hổ ta cảm thấy nhục nhã, ê chề biết bao nhiêu.

    tam trang con ho trong bai nho rungtam trang con ho trong bai nho rung

    Phân Tích Tâm Trạng Con Hổ Trong Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ

    Như vậy, chỉ một khổ thơ ngắn ngủi thôi, nhưng chúng ta thấy được diễn biến tâm lí của con hổ rất phức tạp. Mạch cảm xúc của bài thơ tiếp tục theo dòng hồi tưởng của con hổ, quay về với những “tình thương và nỗi nhớ” luôn chực trào trong tim:
    “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
    Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
    Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
    Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
    Với khi thét khúc trường ca dữ dội,”
    Từ chỗ căm ghét chốn thảo cầm viên, con hổ thả hồn về với ngày xưa. Đó là những năm tháng huy hoàng, năm tháng tự do khi mà nó có thể tự do, tự tại “tung hoành” trong chốn “sơn lâm, bóng cả, cây già”. Con hổ nhớ biết bao nhiêu cảnh rừng xanh, nơi luôn có tiếng gió “gào ngàn”, có giọng “hét núi” với những “khúc trường ca dữ dội”. Nó nhớ những gì là oai hùng, rực rỡ, dữ dội nhất của cảnh rừng đại ngàn. Hơn nữa, nó còn nhớ đến hình dáng, khí thế của một con hổ trong vai trò là chúa tể của muôn loài. Đó là một con hổ oai phong, lẫm liệt:
    “Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng
    Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
    Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc
    Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
    Là khiến cho mọi vật đều im hơi
    Ta biết ta chúa tể của muôn loài”
    Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên trong bốn câu thơ này thật đẹp biết bao. Thế Lữ đã khắc họa được niềm kiêu hãnh của con hổ khi có một hình dáng vừa mềm mại, vừa rất nhanh: “lượn tấm thân như sóng cuộn”, khi có một khí thế oai hùng: “dõng dạc, đường hoàng”, khi đứng ở vị trí cao nhất của rừng xanh: “chúa tể của muôn loài”.
    Nỗi nhớ rừng xanh, nhớ về một thời huy hoàng, tự do đến cồn cào da thịt. Vậy nhưng, giờ đây, tất cả đã không còn nữa:
    “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

    – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

    Một loạt điệp ngữ: “nào đâu, đâu những”… cứ lặp đi lặp lại, diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa. Và giấc mơ huy hoàng đó đã khép lại trong tiếng than u uất: “- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Câu thơ sử dụng thán từ và kiểu câu cảm thán, thể hiện sự nuối tiếc sâu sắc của con hổ về những gì tươi đẹp nhất khi nó được sống trong rừng xanh.
    Từ sự hồi tưởng về quá khứ tươi đẹp với một thái độ rất đỗi tự hào, con hổ trở về với thực tại với nỗi chán ghét đến tận cùng:
    “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
    Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
    Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
    Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;”
    Nếu như chốn đại ngàn tươi đẹp, huy hoàng bao nhiêu thì vườn bách thú – nơi mà nó đang sống hiện giờ lại là một chốn tầm thường, giả tạo, tất cả đều từ bàn tay của con người, và bắt chước vẻ đẹp của tự nhiên một cách vụng về, lố lăng. Đó không phải là cảnh rừng chân thật, tự nhiên, cao cả.
    Khinh thường, căm tức với thực tại, chúa tể rừng xanh khao khát được trở về với nơi núi non hùng vĩ, nơi “thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa”, nơi con hổ được tự do, tự tại. Trong lòng nó, dù có như thế nào, luôn nuôi theo một “giấc mộng ngàn to lớn” – giấc mộng được trở về với rừng xanh, với núi rừng đại ngàn để được sống lại những giây phút huy hoàng ngày xưa.
    Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính vì nó đang “ngao ngán” trước cuộc sống tù hãm mất tự do. Đấy cũng chính là tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là “thế hệ 1930”, những thanh niên trí thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, giả dối, ngột ngạt đương thời. Họ khao khát cái “tôi” được khẳng định và phát triển trong một cuộc sống rộng lớn, tự do. Hơn nữa, đó cũng là tâm sự chung của người dân Việt Nam trong cảnh mất nước lúc bấy giờ. Bài thơ Nhớ rừng đã nói giùm họ nỗi đau khổ vì thân phận nô lệ, sống “nhục nhằn, tù hãm” trong “cũi sắt”, đã khơi dậy trong họ niềm khát khao tự do cùng nỗi nhớ tiếc “thời oanh liệt” đầy tự hào trong lịch sử dân tộc. Vì vậy, Nhớ rừng đã có được sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Thế nên, có thể coi đây là một áng thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn thơ hợp pháp đầu thế kỷ XX.

      bởi Võ Trọng Luân 19/09/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF