YOMEDIA
NONE

Suy nghĩ về câu nói của Bác Có tài mà không có đức là người vô dụng

Suy nghĩ của anh chị về câu nói của Bác: "Có tài mà không có đức là người vô dụng".

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Đức và tài là hai tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một con người và trở thành mục tiêu phấn đấu rèn luyện tu dưỡng của thanh niên. Khi bàn về mối quan hệ giữa đức và tài, trong một. cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ đã phát biểu: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

    Vậy thế nào là đức, tài và mối quan hệ giữa đức và tài như thế nào?

    Tài là tài năng trí tuệ được biểu hiện ở trình độ học vấn, năng lực tiếp thu và sáng tạo khoa học công nghệ, có trình độ nghề nghiệp cao, là những lao động trí óc hoặc chân tay gỏi, những nhà khoa học có tài năng, nhà quản lý, kinh doanh thành thạo. Tài cũng là sự hiểu biết sâu sắc về lý thuyết và kỹ năng thao tác thực hành điêu luyện. Tùy theo từng nghề nghiệp chuyên môn, cái tài của mỗi người được thể hiện một cách cụ thể nhưng suy cho cùng “tài” được đánh giá ở năng suất và hiệu quả của công việc.

    Đức là đạo đức, phẩm chất, nhân cách của mỗi người được biểu hiện cụ thể trong cuộc sống với nhiều mối quan hệ khác nhau. Trước hết, đạo đức được thể hiện sinh động trong đời sống hàng ngày, đó là lòng hiếu thảo với cha mẹ, đạo nghĩa với thầy giáo, cô giáo, hết lòng vì bạn bè, thương yêu mọi người. Đạo đức trong thời đại chúng ta gắn liền với lợi ích chung của dân tộc, của cách mạng. Đạo đức cách mạng được xây dựng trên cơ sở của một lý tưởng sống đẹp đẽ “vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của loài người mà không ngần ngại hi sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi cần thì sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc. Đó là biểu hiệu rất rõ rệt, rất cao quý của đạo đức cách mạng”. (Bác Hồ)

    Cuộc đời của Bác Hồ là tấm gương sáng chói về đạo đức cách mạng để tất cả chúng ta noi theo. Cả cuộc đời Bác đã chiến đấu và hi sinh vì lợi ích của nhân dân, Bác chỉ có ham muốn duy nhất, ham muốn tột bậc là làm sao cho “nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành’’ (Trả lời các nhà báo - Tháng 1 năm 1946.)

    Người là hiện thân của những đạo đức, phẩm chất cách mạng cao quý đồng thời nêu cao tấm gương sáng về ý chí nghị lực tự học hỏi để không ngừng trau dồi tài năng nhằm phục vụ tốt cho yêu cầu của cách mạng.

    Đối với thế hệ trẻ, Bác thường xuyên quan tâm, giáo dục. Trong lời căn dặn với toàn Đảng, -toàn dân trước lúc đi xa “là việc chăm lo giáo dục thế hệ trẻ”. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” (Di chúc). “Hồng”, “chuyên” tức là đức và tài. Đức, tài có những biểu hiện cụ thể và riêng biệt đồng thời có mối quan hệ khăng khít làm nên giá trị của mỗi con người. Có tài đồng thời phải có đức và ngược lại, nếu thiếu một trong hai tiêu chuẩn đó con người trở nên “què quặt”, phiến diện, không giúp ích gì cho xã hội, thậm chí còn gây nên những hậu quả xấu.

    “Có tài mà không có đức là người vô dụng”, bởi lẽ người có tài nàng mà thiếu đạo đức thì tài năng đó không phục vụ cho một mục đích cao cả, tài năng đó trở thành vô dụng, phí hoài. Có khi tài năng đó lại sử dụng vì những mưu đồ cá nhân ích kỉ, đen tối thì cái tài đó không những vô dụng mà còn đi ngược lại lợi ích của tập thể, của nhàn dân. Cái “tài” đó thật là tai hại! Người có tài mà không chịu rèn luyện đạo đức sẽ tách mình ra khỏi tập thể, tự cao tự phụ, coi khinh tập thể và tất yếu sẽ dẫn đến những sai lầm và tội lỗi. Vì vậy, đạo đức là nền tảng của tài năng, tài năng thật sự có nghĩa khi nó được hình thành và phát triển trên một cơ sở lý tưởng trong sáng, đẹp đẽ.

    Hiện nay, bên cạnh nhiều tấm gương tốt về tinh thần tu dưỡng đạo đức phẩm chất cách mạng cũng có những biểu hiện chỉ chăm lo học hành để mong đỗ đạt có bằng cấp mà coi nhẹ việc rèn luyện nhân cách. Khi đất nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực đã nảy sinh một số biểu hiện thiếu lành mạnh, vì vậy việc rèn luyện đạo đức, bảo tồn những giá trị tinh thần, bản sắc của dân tộc, chống lại những nọc độc của văn hóa đồi trụy, phản động càng trở nên bức thiết đối với thanh thiếu niên.

    Đức là quan trọng, nhưng “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đúng vậy, không có tài năng, hiệu quả lao động, sự cống hiến đối với xã hội sẽ rất hạn chế thậm chí vì thiếu tài năng (hoặc là do dốt nát) mà không hoàn thành được nhiệm vụ, gây những hậu quả xấu làm thiệt hại cho đất nước. Ngày nay, nhân dân ta đang phấn đấu để thực hiện hoài bão lớn lao là đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, làm cho dân giàu nước mạnh. Để thực hiện lý tưởng đó nhất thiết mỗi người phải nâng cao năng lực và trí tuệ. Chúng ta đang chứng kiến một thế giới mới với những tiến bộ vượt bậc về khoa học, kỹ thuật. Chỉ có tài năng trí tuệ về văn hóa, khoa học, công nghệ, quản lý... mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển của thời đại và của đất nước. Vì vậy, chế độ ta rất coi trọng tài năng, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho tài năng phát triển.

    Đức và tài là một thể thống nhất có tác dụng nâng đỡ lẫn nhau. Đức là gốc, cái gốc vững vàng thì tài năng có điều kiện nảy nở đơm hoa kết trái, ngược lại, tài năng là biểu hiện sinh động cụ thể của đức càng tô thắm thêm cái đức. “Hồng thắm”, “chuyên sâu”, “hồng” càng thắm, “chuyên” càng sâu và ngược lại. “Hồng thắm”, “chuyên sâu” trở thành mục tiêu tu dưỡng phấn đấu của các thế hệ thanh niên, đó là hành trang để bước vào đời.

      bởi Nguyễn Như 06/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON