YOMEDIA
NONE

Suy nghĩ sau khi học xong bài Hịch tướng sĩ

viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em sau khi học xong bài hịch tướng sĩ-Trần Quốc Tuấn

vi8eets 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em sau khi học xong bài thuế máu

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Hịch tướng sĩ

    Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một vị chủ tướng tài ba, uy phong lẫm liệt, văn tài võ lược thời nhà Trần, người có công lao hàng đầu trong đại thắng ba lần chống quân Nguyên- Mông, mang lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc mà ông còn là một nhà chính trị, một nhà văn chính luận xuất sắc với những lập luận sắc bén, hùng hồn. Sự mạnh mẽ, đanh thép nhưng không kém phần sâu sắc của văn chương chính luận Trần Quốc Tuấn được thể hiện rõ nét thông qua tác phẩm “Dụ chư tì tướng hịch văn” hay còn được gọi với một tên khác, đó là “Hịch tướng sĩ”.

    Mở đầu tác phẩm, Trần Quốc Tuấn đã kể lại những tấm gương lớn về lòng yêu nước, trung quân “ Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ…” Đây đều là những nhân vật nổi tiếng về sự anh dũng, về tấm lòng trung quân ở Trung Quốc. Đưa ra những luận cứ này là cách để Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh vào tình hình cấp bách của thời thế, vào sự cần thiết của sức mạnh toàn dân để chống lại móng ngựa của lũ quân xâm lược. Tác giả đã trình bày một cách mạnh mẽ, sự phẫn nộ về những hành vi ngông cuồng của lũ giặc: “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham khôn cùng”.

    Những hành động ngông cuồng, ức hiếp, bóc lột dân ta một cách trắng trợn khiến dân ta gặp bao lầm than, đau khổ. Nếu vẫn cứ tiếp tục nhẫn nhịn thì cũng chỉ làm cho lũ giặc thêm ngông cuồng, tàn nhẫn: “ Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau”. Là một vị chủ tướng có trách nhiệm song, cũng là một người dân yêu nước, thương dân nên khi chứng kiến những hành động ngông nghênh, coi thường của lũ giặc, Trần Quốc Tuấn đã trăn trở, suy nghĩ đêm ngày. Đồng thờ cũng ấp ủ mối hận to lớn với lũ giặc và quyết tâm muốn tiêu diệt hết quân cướp nước ấy: “ Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa thì ta cũng vui lòng”

    Trần Quốc Tuấn đã sử dụng hàng loạt các động từ mạnh như “xả thịt”, “lột da”, “ăn gan”, “uống máu” để thể hiện sự căm phẫn, uất hận đối với lũ giặc cướp nước. Và để đánh đuổi được lũ giặc ra khỏi bờ cõi thì tác giả cũng sẵn sàng hi sinh tất cả, thậm chí cả tính mạng của mình. Qua đó ta thấy được lòng yêu nước, sự quyết tâm, trách nhiệm cùng chí khí ngút trời của vị chủ tướng tài năng. Sau khi thể hiện sự quyết tâm của mình thì Trần Quốc Tuấn đã phê phán những hành vi, thái độ chưa đúng của tướng sĩ: “Nay các ngươi nhìn thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển….”

    Sự phê bình đối với quân lính ở đây của Trần Quốc Tuấn không phải nhằm mục đích đề cao mình, hạ thấp binh lính mà đó là những lời tâm sự rất chân thành của vị chủ tướng, chỉ ra cái sai để chấn chỉnh, chỉ ra cái sai để mà sốc lại tinh thần, nghĩa khí của một dân tộc yêu hòa bình. Không chỉ nói về lẽ phải- trái, đúng- sai mà Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra cái hậu quả mà nếu “khuất mắt trông coi” với những hành động của lũ giặc: “ Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con của các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên”. Những lời lẽ của tác giả sắc bén mà động đến được lòng tự tôn dân tộc, khơi dậy được ý chí chiến đấu của những người lính.

    Trần Quốc Tuấn nói với những binh lính của mình không phải là giọng điệu của một người chủ với lính mà thân thiết, gần gũi như những người có chung cảnh ngộ: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, …lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.”

    Như vậy, bằng những lập luận chặt chẽ, giọng điệu mạnh mẽ, đanh thép, Trần Quốc Tuấn không chỉ vạch ra được tội ác của quân giặc,lòng căm thù, ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi của mình. Mà thông qua những lời tâm sự chân thành, gần gũi mà cũng đầy rứt khoát với những người lính, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy thành công tinh thần, ý chí đánh đuổi giặc, bảo vệ dân tộc, giống nòi ở những người lính. Có lẽ cái ý chí ấy, tinh thần ấy của toàn dân tộc đã mang lại những chiến thắng vẻ vang của ba lần đại phá quân Nguyên Mông.

      bởi TôSô Nghị 20/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF