YOMEDIA
NONE

Phân tích cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp mẹ

phân tích cảm giác sung sướng cực điểm của bé hồng khi gặp mẹ

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • Link bài làm: https://hoc247.net/tu-lieu/van-mau/phan-tich-tam-trang-be-hong-khi-gap-lai-me-trong-doan-trich-trong-long-me-cua-nguyen-hong-doc2281.html

      bởi Nguyễn Hoàng Ngân 10/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Đoạn trích Trong lòng mẹ chính là chương IV của tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Trong chương này, tiếp sau nhân vật tôi - chú bé Hồng, có sự xuất hiện của nhân vật bà cô. Tuy xuất hiện không nhiều, chủ yếu qua một đoạn đối thoại với chú bé, nhưng đây cũng là một nhân vật gây ấn tượng cho người đọc.

    Đặc điểm nổi bật của con người này là sự tàn nhẫn, độc ác. Là người trong gia đình, chắc chắn bà cô không lạ gì nỗi khổ xa mẹ, tình cảm của đứa cháu mồ côi cha đối với mẹ, chắc chắn bà thừa hiểu Hồng là một chú bé dễ xúc cảm, rất mau nước mắt. Và bà cũng biết rõ về tình cảnh khốn khó của chị dâu mình... Trong hoàn cảnh này, những người khác sẽ chăm sóc, an ủi đứa cháu, giúp nó dịu bớt nỗi đau mất cha và nhất là nỗi đau xa mẹ. Bà cô ở đây đã xử sự hoàn toàn khác. Bà đã nói với bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, để chia sẻ thông cảm mà ngược lại với mục đích đen tối: cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó ‘khinh ghét và ruồng rẫy’ mẹ. Nhằm thực hiện mục đích này, bà cố tạo ra vẻ tươi cười vờ hỏi cháu: ‘Có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ không? ‘, rồi bằng giọng ngọt ngào, bà vừa trách cháu vừa đưa tin: ‘Mợ mày phát tài lắm, có như trước đâu’.

    Khi đứa cháu khốn khổ sắp phát khóc, ba ta vỗ vai nó và lại tiếp tục nói những lời ngọt ngào như cứa vào tim thằng bé. Lời nói của bà xảo quyệt, lượn lẹo, trước sau mâu thuẫn. Bà vừa bảo bé Hồng ‘Mợ mày phát tài lắm’, nhưng ngay sau đó lại tươi cười kể rành rọt: có người, một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên một rổ bóng đèn, ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che... ‘. Qua đoạn đối thoại, người đọc có thể nhận thấy bà cô tìm cớ xui bé Hồng vào thăm mẹ (thậm chí bà còn hứa cho cháu tiền tàu) cốt để thông báo chuyện mẹ cháu đã sinh con khi chưa đoạn tang chồng. Bằng việc làm này, chứng tỏ bà cô đã tìm cách hành hạ, giễu cợt nỗi đau xa mẹ của bé Hồng. Bà có rắp tâm chia lìa tình cảm mẹ con, huỷ diệt niềm yêu thương kính trọng của bé Hồng đối với người mẹ khốn khổ. Đồng thời, bà ta cũng lấy làm hả hê, thích thú trước tình cảnh khốn khổ của chị dâu mình.

    Đây rõ ràng là một nhân vật thâm độc, xảo quyệt. Qua đoạn văn ngắn, bà cô đã hiện lên khá sống động nhờ nghệ thuật miêu tả hành động, ngôn ngữ và tâm lí nhân vật một cách chân thực của Nguyên Hồng.

    Trong đoạn văn này, Nguyên Hồng đặc biệt thành công qua việc thể hiện tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ đáng thương.

    Mặc dù đã ngót một năm, chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dù bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ - con, nhưng ‘tình thương và lòng kính mẹ’ của bé Hồng vẫn nguyên vẹn. Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ ‘đã chửa đẻ với người khác’. Tuy non nớt, nhưng bé hiểu ‘vì tội goá chồng, vì túng bấn quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực’. Khi nghe những lời ngọt ngào, thâm độc của bà cô, bé Hồng chỉ thấy thương mẹ, có trách chăng chỉ là ở chỗ mẹ không dám ‘chống lại’ những thành kiến tàn ác để đến nỗi phải xa lìa hai đứa con. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đoạ mẹ mình. Lòng căm ghét của bé được tác giả diễn đạt bằng những câu văn có nhiều hình ảnh cụ thể, gợi cảm và có nhịp điệu dồn dập tựa như sự uất ức của bé ngày một tăng tiến: ‘Cô tôi nói chưa hết câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi’.

    Không những thương mẹ, Hồng còn hiểu nỗi lòng của mẹ, do đó bé tin thế nào mẹ cũng trở về. Có lẽ chính vì tình thương và niềm tin mãnh hệt ấy nên bé Hồng có sự linh cảm hết sức nhạy bén chính xác. Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt. Nhà văn đã diễn tả trạng thái tình cảm nói trên của chú bé vô cùng thấm thìa và cảm động.

    Đoạn văn kể về chuyện chú gặp mẹ có thể coi là một đoạn văn đặc biệt hấp dẫn. Để khắc hoạ niềm khao khát gặp mẹ, nhà văn có cách so sánh cụ thể gợi cảm: Bé Hồng khao khát gặp được mẹ như người bộ hành giữa sa mạc khao khát dòng nước và bóng râm... Đổ tô đậm niềm sung sướng tột độ của đứa bé mất cha, xa mẹ lâu ngày nay được ngồi bên mẹ; lúc thì nhà văn miêu tả những cảm giác cụ thể (‘tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu nay mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt’); lúc thì chen vào những lời bình luận thấm đẫm chất trữ tình. ‘Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ (... ) mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng’); khi thì sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí (gặp mẹ là một niềm vui bất ngờ quá lớn lao nên bé Hồng ‘không mảy may nghĩ ngợi gì nữa’ đến câu nói độc ác của bà cô).

    Nếu chính mình chưa phải trải qua nỗi đau xa mẹ, chưa có niềm sung sướng tột độ gặp mẹ, chắc Nguyên Hồng khó có được đoạn văn gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc như đoạn văn trên đây.

    Nguyên Hồng là một cây bút ‘nhân đạo thống thiết’, ông thường viết về những phụ nữ và trẻ em chịu nhiều đau khổ bất hạnh (như trong các tác phẩm Những ngày thơ ấu, Bỉ vỏ, Cửa biển... ). Qua chương Trong lòng mẹ, ta cũng có thể thấy điều đó. Ở đây, Nguyên Hồng chẳng những đã thể hiện thái độ cảm thông, tôn trọng đối với mẹ Hồng và bé Hồng, mà còn luôn khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, cao quí của họ ngay trong những tình huống khắc nghiệt của cuộc sống.

    Ngoài những thủ pháp nghệ thuật ít nhiều đã trình bày ở trên, ngoài tài năng bẩm sinh của người nghệ sĩ, chương truyện Trong lòng mẹ thực sự hấp dẫn gây xúc động đối với người đọc có lẽ bởi sau từng câu chữ đều thấm đẫm tình cảm chân thành, tâm huyết của nhà văn.

      bởi Thảo My 10/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.

    Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.

      bởi Tuyền Khúc 11/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON