YOMEDIA
NONE

Phân tích bài Ngắm trăng

lập dàn ý phân tích bài ngắm trăng của hcm

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • I. Dàn ý:

    1. Mở bài: - Trăng là đề tài thường được nhắc tới trong thơ ca, là cảm hứng bất tận của thi sĩ từ xưa đến nay.

    - Tác giả Hồ Chí Minh viết nhiều về trăng trong những hoàn cảnh khác nhau và coi trăng là bạn tri âm, tri kỷ.

    - Bài thơ " Ngắm trăng" được Bác sáng tác trong hoàn cảnh lao tù. Mặc dù chân bị cùm, tay bị trói, tâm hồn người tù- thi sĩ vẫn lâng lâng bay bổng, dạt dào cảm xúc trước cảnh đẹp của đêm trăng sáng.

    2. Thân bài: + Câu thơ đầu: hiện thực u ám, nghiệt ngã của nhà lao:

    "Ngục trung vô tửu diệc vô hoa"

    ( Trong tù không rượu cũng không hoa)

    - Điệp từ không nhấn mạnh ý trong nhà tù chỉ có xiềng xích, bạo lực đàn áp tù nhân chứ không có rượu , không có hoa là những thứ tạo cảm hứng cho các thi sĩ.

    + Câu thơ thứ 2:Cảm xúc của người tù HCM trước cảnh

    "Đối thử nhương tiêu nại nhược hà?"

    ( Cảnh đẹp đêm nay , khó hững hờ)

    - Thể hiện tâm trạng rạo rực, xao xuyến của Bác trước vẻ đẹp đêm trăng sáng.Tâm hồn nhạy cảm của thi sĩ vốn rất dễ rung động trước mọi vẻ đẹp của cuộc đời, càng khó có thể "hững hờ" trước đêm lành, trăng đẹp.

    -Trăng sáng như mời gọi thi nhân ra chốn tự do mà thưởng nguyệt ( thú vui thanh cao của các thi sĩ là uống rượu trước ánh trăng), điều đó càng làm cho khát vọng tự do sôi sục trong lòng Bác.

    + Câu thơ thứ 3,4:

    " Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

    Nguyệt tòng song khích khán thi gia."

    (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

    -Hoàn cảnh lao tù trói buộc nên việc thưởng nguyệt chỉ gói gọn vào 1 cử chỉ âm thầm, lặng lẽ của người tù.

    -Không gian trăng chỉ là khung của sổ nhà lao bé tí nhưng cảm xúc thì khoáng đạt, vô biên.

    -Từ "ngắm" thể hiện tình cảm yêu mến, say mê của Bác đối với vầng trăng tự do tuyệt đối giữa vũ trụ bao la. Bác tìm thấy ở trăng người bạn để chia sẻ tâm tình.

    -Trăng như hiểu lòng người yêu trăng, khao khát tự do như trăng nên cũng có cử chỉ đền đáp lại: "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Nghệ thuật nhân hóa biến trăng thành nhân vật có đời sống tâm hồn như con người, thông cảm, xót xa trước cảnh ngộ trớ trêu của thi nhân trong chốn tù đày.

    -Sự im lặng gần như tuyệt đối của không gian làm nổi bật tiếng nói tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người tù thi sĩ Hồ Chí Minh.

    3. Kết bài:

    -Bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn , hàm súc, hoàn hảo về nghệ thuật và sâu sắc tuyệt vời về ý nghĩa.

    - Trong cảnh lao tù, Bác vẫn sống ung dung , thanh thản và tin tưởng tuyệt đối vào tương lai sáng của cách mạng.

    -Bài thơ là bài học thấm thía về thái độ sống và quan điểm sống tích cực, lành mạnh của người chiến sĩ cộng sản chân chính.

    hiha Chúc bạn học tốt nhé! Dàn ý chi tiết đó bạn.hiu

      bởi Nguyễn Thị Duyên 26/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF